Huyết áp rộng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2021-01-26 02:53 PM

Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp. Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Huyết áp mạch được tính bằng huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương. Giá trị bình thường là 40mmHg. Mỗi sự biến đổi huyết áp mạch có ý nghĩa riêng biệt về mặt lâm sàng. Việc xác định huyết áp mạch rất phức tạp. Yếu tố quyết định là kháng lực động mạch, thuộc tính động mạch và thể tích nhát bóp/ cung lượng tim.

Cơ chế hiệu huyết áp áp rộng ở người lớn tuổi

Hình. Cơ chế hiệu huyết áp áp rộng ở người lớn tuổi

Mô tả

Là hiệu số huyết áp lớn hơn 55 - 60mmHg.

Nguyên nhân

Lớn tuổi.

Hở chủ.

Giai đoạn sau của sốc nhiễm trùng.

Tăng cung lượng tim.

Cường giáp.

Hiệu áp rộng và xơ cứng mạch

Hình. Hiệu áp rộng và xơ cứng mạch

Cơ chế

Lớn tuổi

Yếu tố quy định hiệu áp của người bệnh rất phức tạp và không thể giải thích theo một mô hình cụ thể. Tuy nhiên, giảm tính đàn hồi thành mạch và tăng vận tốc sóng mạch được cho là tình trạng dẫn đếnhiệu áp rộng ở người lớn tuổi

Tuổi càng cao thì lớp nội mạc động mạch càng dễ bong tróc và gẫy vỡ, đồng thời tuổi cao làm biến đổi tỉ lệ collagen/ elastin. Những thay đổi này làm cho động mạch cứng và kém đàn hồi. Khi đó động mạch mất khả năng thích nghi với huyết áp tăng lên thì tâm thu, do đó, huyết áp tăng cao.

Một mô hình thứ hai cho thấy sự xơ cứng của các động mạch lớn gây hậu quả làm sự truyền dẫn dạng sóng của động mạch nhanh hơn, vì thành mạch ít đàn hồi để cản sóng. Kết quả là song mạch dội nhanh hơn và tăng huyết áp tâm thu, tăng nhiều nữa, vì vậy, gây hiệu áp rộng.

Tóm lại, có thể hiểu là xơ cứng thành mạch/ giảm độ đàn hồi và tăng vận tốc song mạch nhiều hơn bình thường có thể giải thích cho việc tăng áp lực mạch ở người già.

Sốc nhiễm trùng

Trong sốc nhiễm trùng ấm, cơ chế gây hiệu rộng là giãn mạch, tăng tính thấm nội mạc và giảm kháng lực mạch ngoại biên.

Trong sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng gây phản ứng viêm miễn dịch. Miễn dịch thể dịch và phản ứng miễn dịch không đặc hiệu được kích hoạt, dẫn đến chiêu mộ bạch cầu và giải phóng các cytokine, gồm TNF-α, IL-8, IL-6, histamin, prostaglandin và nitric oxide. Những cytokine này làm tăng tính thấm mạch máu và giãn mạch hệ thống, giảm sức cản mạch máu hệ thống và huyết áp tâm trương và, do đó gây hiệu áp rộng.

Cần chú ý là sốc nhiễm trùng có thể hiện diện (đặc biệt là ở giai đoạn đầu) như là sốc lạnh với co mạch và duy trì sức cản mạch máu ngoại biên.

Hở chủ

Hiệu áp rộng có thể được tạo ra do thể tích máu lớn chảy từ thất trái vào động mạch chủ xuống trong thì tâm thu. Suy giảm mạch trong thì tâm trương là do sự trào ngược vào tâm thất và chảy ngược trong các tiểu động mạch ngoại biên.

Cường giáp

Hormon giáp có rất nhiều tác dụng trên hệ tim mạch, cũng như các hệ cơ quan khác. Kết quả bao gồm tăng thể tích máu, tăng co bóp cơ tim và giảm kháng lực mạch, tất cả gây hiệu áp rộng.

Dư thừa hormon giáp gây tăng sản sinh nhiệt trong mô ngoại biên, gây giãn mạch và giảm kháng lực mạch hệ thống và huyết áp tâm trương. Do đó, T3 cũng có tác dụng trực tiếp làm giảm kháng lực mạch máu.

Đồng thời, hormon giáp cũng có tác dụng tăng sức co bóp và tăng nhịp tim, tăng tạo máu và thể tích máu, do đó làm tăng cung lượng tim và huyết áp tâm thu.

Ý nghĩa

Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp.

Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu áp là dấu chỉ tốt hơn so với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đồng ý với điều này.

Có bằng chứng mạnh mẽ rằng hiệu áp rộng tăng nguy cơ rung nhĩ và nguy cơ suy tim, điều trị hiệu áp rộng mạn tính hoặc tăng huyết áp tâm thu đơn độc giúp giảm nguy cơ của các kết cục xấu.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị