Cơm rượu

2015-01-24 09:04 PM

Nếp lức khó nấu cho chín rền hơn là nếp thường, khi nấu cần nhiều nước hơn và phải nấu thử nếu chưa quen để nấu xong thì hạt nếp phải chín thật đều nhưng không nở bung thì làm cơm rượu mới ngon và đẹp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nếp để làm cơm rượu

Loại nếp thường có màu trắng đục, tùy loại ngon dở, hột to nhỏ người ta gọi tên là nếp ngỗng, nếp ngan v.v... Loại nếp này nấu xong dẻo hột, dính, sắc trắng đẹp. Hay dùng làm cơm rượu theo cách vo thành viên tròn mà nhiều người vẫn gọi là cơm rượu làm theo cách người Nam.

Loại nếp lức có màu nâu đất, khi nấu xong cho xôi ở dạng khô hạt, rời, khá cứng. Loại nếp này hay dùng làm món cơm rượu theo cách người Bắc, cho ra thành phẩm có dạng khá tơi hạt và hạt cơm rượu vẫn còn đủ cứng để khi ăn có thể nhấp nháp từng hột cơm thấm đẫm vị rượu.

Nếp cẩm có màu tím đỏ dùng làm thành món rượu nếp có màu đỏ tím. Sau khi làm xong hạt nếp phân huỷ thành dạng bột, chủ yếu là lấy rượu để uống chứ không còn dạng cơm như hai món cơm rượu trên.

Men để làm cơm rượu

Ở Việt nam, căn bản chỉ sử dụng hai loại men dạng viên. Muốn là cơm rượu người ta dùng loại men gọi là men ngọt. Còn muốn nấu rượu đế (rượu trắng) thì dùng loại men đắng. Thị trường men đắng Việt nam còn có nhiều loại men khác của Thái, Singapore nhưng nhiều và "dữ dằn" nhất là men Trung Quốc không những dạng viên mà còn men dạng nước, dạng dẻo có chứa chất cồn công nghiệp trong men. Loại men ngọt thì "hiền lành" hơn, có bán ở tất cả hàng chợ lớn nhỏ, nhưng thí dụ như ở chợ Bến Thành Sài Gòn chẳng hạn, các bạn có thể tìm thấy vài chục thương hiệu men ngọt khác nhau, chất lượng khác nhau và phân lượng sử dụng khác nhau. Thông thường người bán sẽ hướng dẫn cho bạn một kí nếp thì dùng bao nhiêu men thì vừa nhưng sẽ còn tùy vào xôi bạn nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay mát.

Vật liệu

Cơm rượu nếp viên làm bằng nếp thường

Chuẩn bị hũ lọ thũy tinh rộng miệng, có nắp đậy kín. Rửa sạch, để ráo.

1 kg nếp ngon, đãi vo sạch sạch, nấu chín thành xôi. Lưu ý chọn loại nếp đã quen nấu cho xôi chín ngon, vừa ráo chứ không nhão. Nếu chưa quen nếp, khi nấu cho nước vừa sấp mặt nếp, nước sôi hạ lửa nhỏ liền và đảo đều nếp, để sôi nhẹ cho đến khi cạn, đậy nắp kín để xôi chín. Nếu sử dụng nồi cơm điện thì không có cách nào khác là phải nấu thử một hai lần để cho nước vừa đủ.

50gr viên men ngọt giã nhuyễn mịn. Phân lượng này là thông thường vì còn tùy chất lượng men. Có thương hiệu men hướng dẫn sử dụng bằng phân lượng 3 - 5 viên cho một kí nếp chứ không tính bằng trọng lượng. Điều này không quan trọng vì phải làm thử mới biết được chất lượng men.

Pha loãng 1 muỗng cà phê muối + 1 chén nước.

Bới xôi ra mâm, khay... trải mỏng xôi ra cho xôi mau đi hơi, rắc đều men lên mặt xôi, dùng đũa trộn thật đều, nhúng ướt tay trong chén nước muối, vo xôi trộn men thành từng viên tròn cỡ đầu ngón tay cái, khi khô tay lại nhúng nước muối cho ướt, sắp đều xôi viên vào trong hũ lọ thủy tinh nhưng chỉ cho đầy vào khoảng 3/5 dung tích hũ, đậy kín. Tùy chất lượng men, sau 3 - 4 ngày, trong hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu. Để qua đến ngày thứ ba mà không thấy xôi dậy mùi rượu và tiết ra nước là chất lượng men kém hoặc ít. Giã nhuyễn thêm 1 - 2 viên men rồi cho vào hũ cơm rượu, để thêm qua một ngày nữa nếu vẫn không thấy tiết ra nhiều nước, dậy mùi rượu là men xấu hoàn toàn. Làm lại và đổi loại men khác. Nếu lượng men dùng nhiều quá thì có thì cơm rượu có mùi gắt chứ không dịu thỉ làm lại và giãm bớt chút ít men.

Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men. Thử xem nếu thấy viên xôi mềm ngấu là dùng được. (Nếu muốn lấy nhiều nước, cho thêm nước đường.

150gr/nửa lít nước - để nguội vào hũ cơm rượu tùy ý nhưng đừng cho nhiều quá, vị rượu sẽ lạt đi) Sau đó cơm rượu sẽ dịu đi và chua dần. Nếu có nhu cầu muốn làm cơm rượu ăn thật ngon vào một ngày chính xác nào đó phải làm thử trước chỉ với một loại men, một loại nếp.

Cơm rượu làm chủ yếu dùng để ăn viên xôi ngấu mềm với ít nước rượu hoặc tùy thích rắc vào ít xôi vò. Nếu chỉ muốn lấy nước rượu nếp làm món uống thì khi cơm rượu đã được và phải đúng lúc chưa có vị chua, lược vắt lấy nước rượu rồi hoà thêm rượu đế vào với phân lượng 1 lít nước cơm rượu + 100cc rượu trắng, bảo quản trong tủ lạnh có thể để được khá lâu, khi uống pha thêm chút nước đường.

Muốn lấy nước cơm rượu để làm bánh bò thì phải chuẩn bị vật liệu và lấy nước cơm rượu ngày nồng độ nhất để làm.

Cơm rượu nếp lức

Nếp có màu nâu đất lạt. Cách làm như nếp thường (phân lượng 1kg nếp) nhưng lưu ý vài điểm sau:

Nếp lức khó nấu cho chín rền hơn là nếp thường, khi nấu cần nhiều nước hơn và phải nấu thử nếu chưa quen để nấu xong thì hạt nếp phải chín thật đều nhưng không nở bung thì làm cơm rượu mới ngon và đẹp.

Nên vo nếp và ngâm qua 6 giờ rồi hong bằng xửng thì hạt nếp dễ chín đều hơn.

Hạt nếp lức cứng nên phải sử dụng lượng men gấp rưỡi so với làm bằng nếp thường.

Không vo xôi thành viên mà sau khi trộn đều men chỉ cho xôi vào hũ, thố và đậy kín.

Cơm rượu nếp lức không tiết ra nhiều nước như làm bằng nếp thường.

Thời gian nếp lức ngấu rượu lâu hơn nếp thường và khi ngấu thì hột cơm rượu khá rời hạt chứ không dính vào với nhau nhiều thì mới đạt yêu cầu.

Cách ăn truyền thống của cơm rượu nếp lức là khi cơm rượu đúng mức, người ta xới riêng phần xôi ngấu rượu ra, tải nhẹ tay cho hột xôi tơi ra, để riêng. Chắt lấy phần nước rượu cho vào chai để riêng, khi ăn mới xới xôi rượu ra từng cái chén nhỏ và châm ít nước rượu cho vừa đủ ướt xôi và người ta ăn cơm rượu nếp lức bằng cách nhấm nháp từng hột.

Rượu nếp than (nếp cẩm)

Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau.

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ , lọ + nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, chỗ bóng tối càng tốt. Để qua 15 - 17 ngày quan sát thấy hột xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra vật chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng *) đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được. Chất lượng rượu sau khi làm ngọt nồng hay lạt gắt là tùy chất luợng nếp và rượu trắng đổ vào. Tùy ý cho thêm nước đường và rượu trắng để thay đổi chất lượng rượu.

Tùy chất lượng nếp, nếu quan sát thấy xôi biến thành bột đúng ngày, chắt lấy phần nước trong ra thì rượu sẽ ngon, để lâu hơn, tinh bột sẽ làm cho rượu có ít nhiều vị chua.

Phần rượu bột có thể dùng rượu rượu đế pha thêm làm thành một thứ rượu nước dảo.

Chú ý: Cơm rượu có thành công không, là do viên men của bạn cũ hay mới.

Ctly đã làm qua, nhưng men cũ quá sẽ không thành cơm rượu, cho nên các bạn nên dùng men mới cho chắc , kẻo công trình làm xong mà không được như ý thì buồn lắm đó.

Bài viết cùng chuyên mục

Thịt phay cua giấm

Rau sống gồm xà lách, rau thơm các loại, lặt rửa kỷ, ngâm qua thuốc tím pha loãng 5% trong khoảng 5 phút, vớt ra vẩy ráo. Chuối chát, khế xanh cắt lát mỏng.

Gà xào trái vải

Thịt gà thái miếng để xào ướp với = 1 tsp rượu +1/4 tsp muối + 1 lòng trắng trứng gà + 1 TSP bột bắp, rộn đều để thấm khoảng 15 phút.

Bánh nậm

1 tô bột gạo + 1M bột năng + ít muối + 2 tô nước ấm + 1M dầu ăn => quậy đều, nhắc lên bếp đun lửa nhỏ, hơi sánh nhắc xuống quậy đều, thêm nước bột vào quậy đều. Khi cảm thấy đặc nhắc xuống.

Cách làm bò sốt gan

Hành tây băm nhỏ, đậu Hoà Lan luộc chín, xào hành tây, tỏi cho thơm, cho gan gà vào xào cho đến khi chín, cho xốt cà chua, đậu Hoà Lan hạt, đường.

Đậu hũ sốt chua cay (Japanese Tofu)

Đậu hũ lau khô, cắt theo hình gì mình thích, càng dày bản càng ngon, đừng cắt chiều ngang mỏng nha.

Gỏi tôm

Tôm rửa nước muối pha loãng, để ráo, hấp chín, lột vỏ bỏ đầu và chỉ đen trên lưng. Cà rốt, củ cải rửa để ráo, gọt vỏ; rửa dưa leo, không gọt vỏ, cắt dôi múc bỏ ruột.

Kim chi chay

Cải rửa sạch, cắt khúc ướp muối khoảng 15 phút, rồi để cho ráo, Cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi ướp đường, trộn đều cho đường tan.

Cơm chiên Dương Châu

Cơm nấu chín ráo. Tàu hủ ky và mì căng (làm từ đậu nành) đem chiên vàng làm phá lấu với nước dừa tươi, cắt vuông mỗi cạnh 1 cm.

Dưa leo bóp xổi

Dưa leo rửa sạch để nguyên vỏ, xẻ dọc lấy sạch ruột, cắt ngang làm hai, bào mỏng theo chiều đứng của trái dưa, bày dưa ra đĩa để rau quế và ớt cắt sợi lên.

Cơm bò lúc lắc

Thịt bò rữa, cắt miếng nhỏ cở 1 lóng tay, cho vô tô, cho dầu hào, đường, xíu bột ngọt, hành tráng, green và red pepper cắt nhỏ chừng lóng tay.

Nước dứa

Đổ nước cốt thơm, nước táo ép và thơm xay, quấy nhẹ cho hỗn hợp hòa đều. Bỏ tủ lạnh 60 phút hoặc tới khi lạnh đều.

Ếch xào lá cách

Ếch làm sạch, chỉ lấy đùi và thân, chặt miếng to ướp muối, tiêu, bột ngọt để khoảng 10 phút. Dừa già nạo vắt lấy một chén nước cốt, ớt băm nhuyễn. Lựa lá cách non rửa sạch, cắt sợi vừa.

Súp tôm chua

Lá thơm rửa sạch, ớt tươi tách bỏ hạt, thái khoanh chéo, Nấm rơm rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo, Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, khêu bỏ đường chỉ đen trên lưng.

Chế độ ăn uống bệnh tiểu đường

Nếu bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để hướng dẫn về những thay đổi chế độ ăn uống

Gà xào gừng (Thái)

Cho 1 TBsp dầu ăn vào chảo đun nóng, phi tỏi gừng cho thơm rồi cho thịt gà vào xào vừa chín tới thì cho tất cả mọi thứ vào xào. Thịt chín đều thì cho hành lá vào. tắt bếp trút qua dĩa.

Cánh gà hỏa tiễn

Cánh gà chặt lấy phần cánh ngoài, rửa sạch để cho ráo nước. Phần cánh gần mình gà, cắt đứt hết gân dọc chung quanh xương, rồi vuốt lộn ngược phần thịt ra ngoài ta có cục thịt gà tròn dính trên xương cánh gà.

Thịt bò kho khế

Cho một lớp khế chua vào nồi rồi một lớp thịt bò lên trên, cứ thế xếp xen kẽ nhau rồi rưới một ít nước lạnh vào kho trong vòng hơn một giờ với lửa liu riu.

Mực sốt cà miền nam

Vớt mực chín ra, nêm nước sốt với muối + đường + bột xúp gà cho vừa ăn. Có thể thêm một ít bột năng để sốt sánh lại. Cắt đôi thân mực, cho vào đĩa, chan đều sốt lên mực, dùng nóng với nước tương.

Cách làm tôm bách hoa

Quết phần tôm này lên bánh mì, rắc thêm một ít bột năng, đặt tôm lên trên. Dầu thật sôi, cho bánh mì đã quết tôm vào chiên vàng.

Hướng dẫn cách làm bánh dừa nhân chuối

Trứng gà quấy với nước cốt dừa trên lửa nhỏ, tạo thành hỗn hợp sệt, mầu xanh lá. Chuối tây cắt lát mỏng. Hai miếng bánh mì sandwich xếp đôi, chan sốt trứng gà và nước cốt dừa lên mặt

Lẩu bông bí

Ướp nạc cá và trứng cá lóc với đầu hành lá băm nhuyễn + tiêu + nước mắm. Nấu sôi nước trong xoong cho bún tươi vào trần trên lửa lớn 2 phút, cho ra rổ xả nước nguội, xóc ráo, cắt ngắn.

Chuối chưng: hướng dẫn cách làm

Nếu không có sẵn vôi hoặc không thích dùng thì cứ cắt mỏng khoai rồi nấu và canh kỹ cho khoai vừa chín tới, đừng để khoai chín mềm. Để nguội, lột vỏ, cắt miếng vuông nhỏ chừng nửa ngón tay cái.

Cách làm cuốn diếp

Trải lá cải ra khay, cho một ít bún vào giữa, đặt một miếng thịt, một miếng tôm, cuốn lại, Dùng cọng hành trần buộc bên ngoài.

Lẩu mắm

Nấu nhỏ lửa cho rã xác mắm, lọc lược qua một túi vải bỏ xác mắm, xác hành, cho nước trong đẹp, Nêm nếm lại tuỳ khẩu vị, nếu thấy mắm đậm đặc quá có thể thêm ít nước sôi

Vịt hấp gừng

Trải ít lá gừng nếu có hoặc ít gừng non cắt lát mỏng vào tầng hấp của xửng cho thịt vịt đã thấm gia vị vào hấp, đậy nắp xững, để nước sôi mạnh. 400gr thịt sẽ chín trong khoảng 30 phút.