Thay đổi tuần hoàn của trẻ khi sinh

2020-05-31 12:29 AM

Những thay đổi cơ bản ở tuần hoàn thai nhi lúc sinh được mô tả trong mối liên quan với những bất thường bẩm sinh của ống động mạch và lỗ bầu dục mà tồn tại trong suốt cuộc sống của một ít người.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những thay đổi cơ bản ở tuần hoàn thai nhi lúc sinh được mô tả trong mối liên quan với những bất thường bẩm sinh của ống động mạch và lỗ bầu dục mà tồn tại trong suốt cuộc sống của một ít người.

Những thay đổi được mô tả ngắn trong những nội dung tiếp theo.

Giảm hô hấp và tăng sức cản của hệ thống mạch lúc sinh

Những thay đổi chủ yếu trong tuần hoàn lúc sinh, đầu tiên, mất rất nhiều dòng máu qua nahu, chúng xấp xỉ gấp đôi sức kháng của hệ mạch lúc sinh. Sức kháng của hệ thống mạch tăng gấp đôi làm tăng áp ức động mạch chủ, cũng như áp lực của tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải.

Thứ hai, sức cản của các mạch phổi giảm rất mạnh khi phổi giãn. Khi phổi bào thai không được giãn, mạch máu bị chèn ép bởi vì phổi có thể tích nhỏ.

Ngay khi phổi dãn, những mạch không bị chèn ép nữa và sức cản của mạch máu giảm đi khoảng 7 lần. Cũng vì thế, khi ở thời kì bào thai, giảm oxy máu gây tăng trương lực co đáng kể của các mạch máu phổi, nhưng giãn mạch diễn ra khi thông khí phổi làm mất tác động giảm oxy máu. Tất cả những thay đổi cùng nhau làm giảm sức cản dòng máu qua phổi nhiều đến năm lần, làm giảm huyết áp động mạch phổi, áp lực tâm thất phải và tâm thất trái.

Đóng lỗ bầu dục

Áp lực tâm nhĩ phải thấp và áp lực tâm nhĩ trái cao xảy ra ngay sau khi thay đổi sức cản của mạch phổi và mạch hệ thống lúc sinh làm cho máu bây giờ có xu hướng chảy ngược qua lỗ bầu dục, đó là từ tâm nhĩ trái vào tâm nhĩ phải thay vì theo hướng khác như khi trong giai đoạn bào thai. Kết quả là, van nhỏ nằm trên lỗ bầu dục bên phía vách tâm nhĩ trái đóng lỗ này lại, theo đó ngăn dòng máu tiếp tục qua lỗ bầu dục.

Ở 2/3 số người, van trở nên dính chặt với lỗ bầu dục chỉ trong một vài tháng đến một vài năm và đóng kín vĩnh viễn lỗ bầu dục. Tuy nhiên, nếu như đóng vĩnh viễn lỗ bầu dục không xảy ra- một tình trạng còn được gọi là còn lỗ bầu dục-suốt cuộc đời thì thông thường áp lực tâm nhĩ trái vẫn cao hơn áp lực tâm nhĩ phải 2-4mmHg, và đối áp giữ cho van đóng lại.

Đóng ống động mạch

Ống động mạch cũng được đóng, nhưng có nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, tăng sức cản của tuần hoàn hệ thống tăng áp lực động mạch chủ trong khi giảm áp lực của giảm sức cản của phổi làm giảm áp lực động mạch phổi.

Như một hệ quả, sau khi sinh, dòng máu bắt đầu trào ngược từ động mạch chủ vào động mạch phổi qua ống động mạch, thay vì theo hướng ngược lại như ở giai đoạn bào thai. Tuy nhiên, chỉ sau khi sinh một vài giờ, thành cơ của ống động mạch co lại rõ rệt và chỉ trong 1-8 ngày, co cơ thường đủ để dừng toàn bộ dòng máu. Đây còn được gọi là đóng chức năng của ống động mạch. Sau đó, trong suốt 1 đến 4 tháng sau đó, đống động mạch thường trở nên tắc giải phẫu bở sự tăng sinh các mô xơ vào lòng ống của nó.

Nguyên nhân đóng ống động mạch liên quan đến tăng sự oxy hóa của dòng máu qua ống, cũng như mất các tác động gây giãn mạch prostaglandin E2 (PGE2). Ở cuộc sống bào thai áp suất riêng phần của ống động mạch (PO2) chỉ là 15-20mmHg, nhưng nó tăng lên khoảng 100mmHg chỉ trong vài giờ sau sinh. Hơn nữa, nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng độ co cơ trơn của thành ống động mạch liên quan nhiều với sự sẵn có của O2.

Khoảng một trên vài nghìn trẻ sơ sinh, ống không được đóng lại, gây còn ống động mạch, hậu quả của chúng đã được mô tả. Không đóng ống động mạch được coi là do ống dãn quá mức gây ra bởi các prostaglandin giãn mạch, đặc biệt là PGE2 lên thành ống. Thực tế, sử dụng thuốc indomethacin, chúng sẽ chặn tổng hợp các prostaglandin thường dẫn đến đóng ống động mạch.

Đóng ống tĩnh mạch

Ở thời kì bào thai máu tĩnh mạch cửa từ bụng của bào thai hợp nhất với máu từ tĩnh mạch rốn, và chúng cùng bỏ qua gan bởi ống tĩnh mạch trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới ngay phía dưới tim và trên gan.

Ngay sau khi sinh, máu qua tĩnh mạch rốn dừng lại, nhưng phần lớn máu tĩnh mạch cửa vẫn qua ống tĩnh mạch, với chỉ một lượng nhỏ qua các kênh của gan. Tuy nhiên, chỉ trong 1-3 giờ thành cơ của ống động mạch co mạnh và đóng ống động mạch. Như một hệ quả, huyết áp tĩnh mạch cửa tăng từ gần 0 đến 6 đến 10 mmHg, chúng đủ để đẩy dòng máu tĩnh mạch cửa qua các xoang gan. Mặc dù ống động mạch hiếm khi không bị đóng, chúng tôi biết rất ít những nguyên nhân gây đóng ống tĩnh mạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Kích thích và trương lực của hệ giao cảm và phó giao cảm

Hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt hóa liên tục, và mức độ cơ bản chính là trương lực giao cảm và phó giao cảm. Ý nghĩa của trương lực là cho phép một hệ thần kinh đơn độc có thể đồng thời làm tăng và giảm hoạt động của cơ quan chịu kích thích.

Phân loại cơ trơn

Cơ trơn ở mỗi cơ quan có các đặc điểm khác nhau: (1) kích thước (2) sự sắp xếp trong các bó (3) đáp ứng với các kích thích khác nhau (4) đặc điểm phân bố thần kinh (5) chức năng.

Hệ thần kinh trung ương: mức tủy sống mức dưới vỏ và mức vỏ não

Hệ thống thần kinh của con người được thừa hưởng những khả năng đặc biệt sau mỗi giai đoạn tiến hóa. Từ sự thừa hưởng này, 3 mức chính của hệ thần kinh trung ương có đặc điểm chức năng cụ thể là: (1) mức tủy sống; (2) mức dưới vỏ; và (3) mức vỏ não.

Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào (Active Transport)

Có nhiều chất khác nhau được vận chuyển tích cực qua màng bao gồm Na, K, Ca, H, I, ure, một vài đường khác và hầu hết các acid amins.

Sự thay đổi lưu lượng tuần hoàn trong luyện tập

Lúc bắt đầu luyện tập tín hiệu không chỉ truyền từ não đến cơ gây ra quá trình co cơ mà còn tác động lên trung tâm vận mạch thông qua hệ giao cảm đến các mô.

Hệ thống Renin Angiotensin: đáp ứng lại bằng tốc độ và cường độ co mạch

Renin là một enzyme protein phát hành bởi thận khi huyết áp động mạch giảm quá thấp. Đổi lại, nó làm tăng huyết áp động mạch theo nhiều cách, do đó giúp điều chỉnh lại sự giảm huyết áp.

Loạn nhịp nút xoang: nhịp xoang không bình thường

Loạn nhịp nút xoang có thể do 1 trong nhiều trạng thái của hệ tuần hoàn biến đổi làm tăng tín hiệu của thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm đến nút xoang.

Các sợi thần kinh cảm giác hướng tâm từ ruột

Có nhiều sợi thần kinh cảm giác hướng tâm phân bố tại ruột. Một số sợi thần kinh có thân neuron nằm trong hệ thần kinh ruột và một số lại nằm trong hạch gai của tủy sống.

Điều chỉnh huyết áp: vai trò của hệ thống thận - thể dịch

Hệ thống dịch thận - thể dịch trong kiểm soát huyết áp là một cơ chế căn bản cho kiểm soát huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, qua các giai đoạn của quá trình tiến hóa, đã có nhiều biến đổi để làm cho hệ thống này chính xác hơn trong thực hiện vai trò của nó.

Rung thất: cơ chế phản ứng dây truyền rối loạn nhịp tim

Vòng đầu tiên của kích điện tim gây ra sóng khử cực lan mọi hướng, khiến cho tất cả cơ tim đều ở trạng thái trơ. Sau 25s. một phần của khối cơ này thoát khỏi tình trạng trơ.

Chức năng và ảnh hưởng của estrogen lên đặc tính sinh dục tiên phát và thứ phát

Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần.

Sự thay đổi nồng độ canxi và phosphate sinh lý ở dịch cơ thể không liên quan xương

Ở nồng độ canxi huyết tưong giảm một nửa, các thần kinh cơ ngoại biên trở nên dễ bị kích thích, trở nên co 1 cách tự nhiên,các xung động hình thành,sau đó lan truyền đến các thần kinh cơ ngoại biên gây ra hình ảnh co cơ cơn tetany điển hình.

Sinh lý tiêu hóa ở miệng và thực quản

Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền xé thức ăn và trộn đều thức ăn với nước bọt. Nhai là một động tác nửa tự động, có lúc nhai được thực hiện tự động nhưng có khi được thực hiện chủ động.

Sự tạo thành ảnh của thấu kính hội tụ: nguyên lý quang học nhãn khoa

Trong thực tế, bất cứ đồ vật gì đặt ở trước thấu kính, đều có thể xem như một nguồn phát ánh sáng. Một vài điểm sáng mạnh và một vài điểm sáng yếu với rất nhiều màu sắc.

Tiếng tim bình thường: nghe tim bằng ống nghe

Các vị trí để nghe tiếng tim không trực tiếp trên chính khu vực van của chúng. Khu vực của động mạch chủ là hướng lên dọc theo động mạch chủ, và khu vực của động mạch phổi là đi lên dọc theo động mạch phổi.

Chu kỳ gan ruột của muối mật trong tiêu hóa và hấp thu chất béo

Khoảng 94% muối mật ở ruột non sẽ được tái hấp thu vào trong máu, khoảng một nửa số này sẽ được khuếch tán qua niêm mạc ruột non và phần còn lại được tái hấp thu thông qua quá tŕnh vận chuyển tích cực ở niêm mạc ruột.

Cơ chế hô hấp trong khi vận động

Phân tích nguyên nhân gây ra sự gia tăng thông khí trong quá trình vận động, một trong những nguyên nhân gây tăng thông khí là do tăng CO2 máu và hydrogen ions, cộng với sự giảm O2 máu.

Vai trò của vùng dưới đồi điều hòa nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh hầu như hoàn toàn bởi cơ chế điều khiển thần kinh, và hầu hết mọi cơ chế này tác dụng thông qua trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi.

Cảm giác: phân loại các loại cảm giác thân thể

Các cảm giác thân thể là các cơ chế thần kinh tập hợp tất cả những thông tin cảm giác từ mọi vị trí của cơ thể. Các cảm giác này khác với những cảm giác đặc biệt như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và cảm giác về sự cân bằng.

Đại cương sinh lý hệ thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp. Hằng ngày, nó nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.

Chức năng hành vi của vùng dưới đồi và cấu trúc liên kết với hệ limbic

Cùng với chức năng thực vật và nội tiết, sự kích thích hay thương tổn vùng dưới đồi cũng gây ảnh hưởng lớn đến hành vi cảm xúc của động vật và con người. Một số ảnh hưởng  hành vi do sự kích thích vùng dưới đồi.

Sinh lý tiêu hóa ở dạ dày

Lúc đói, cơ dạ dày co lại, khi ta nuốt một viên thức ăn vào thì cơ giãn ra vừa đủ, để chứa viên thức ăn đó, vì vậy áp suất trong dạ dày không tăng lên.

Các cơ chế giữ ổn định mắt của tiền đình và yếu tố khác

Mỗi thời điểm đầu bị quay đột ngột, những tín hiệu từ các ống bán khuyên khiến cho mắt quay theo một hướng cân bằng và đối diện với sự quay của đầu. Chuyển động đó có nguồn gốc từ các phản xạ từ nhân tiền đình và bó dọc giữa.

Thành phần các khí phế nang: sự khác nhau giữa phế nang và khí quyển

Ngay sau như không khí trong khí quyển đi vào đường hô hấp, nó được tiếp xúc với các dịch bao phủ bề mặt hô hấp. Ngay cả trước khi không khí đi vào các phế nang, nó trở nên gần hoàn toàn ẩm.

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu: rối loạn nhịp tim

Ngoại tâm thu thường xuyên gặp trong thông buồng tim, ngoại tâm thu cũng xảy ra khi đứa catheter vào trong buồng thất phải và chén ép nội tâm mạc.