Điều chỉnh lượng thức ăn ăn vào và dự trữ năng lượng của cơ thể

2022-08-17 02:22 PM

Duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ trong cơ thể quan trọng đến nỗi mà rất nhiều các cơ chế kiểm soát ngắn hạn và dài hạn tồn tại không chỉ điều chỉnh năng lượng hấp thu mà cả năng lượng tiêu thụ và năng lượng dự trữ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Sự ổn định của khối lượng cũng như thành phần cơ thể trong một thời gian dài đòi hỏi sự phù hợp giữa sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Chỉ có khoảng 27% năng lượng hấp thụ vào sử dụng cho các hệ thống chức năng của tế bào và phần lớn năng lượng này chuyển hóa thành nhiệt, đó là kết quả của quá trình chuyển hóa protein, hoạt động cơ, và hoạt động của rất nhiều loại mô cơ quan trong cơ thể. Năng lượng dư thừa hấp thụ vào được dự trữ chủ yếu dưới dạng chất béo, trong khi sự thiếu hụt của năng lượng hấp thụ vào gây ra sự mất khối lượng cơ thể cho đến khi năng lượng tiêu thụ bằng năng lượng hấp thụ vào hoặc cái chết xảy ra.

Mặc dù có sự khác biệt đáng kể trong khối năng lượng dự trữ ở mỗi cá nhân (khối mỡ), duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ là cần thiết cho sinh tồn. Do đó, cơ thể được ưu ái với hệ thống kiểm soát sinh lý mạnh mẽ giúp duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ. Vi dụ, nếu có sự thiếu hụt của năng lượng dự trữ sẽ nhanh chóng kích hoạt nhiều cơ chế gây ra cảm giác đối và khiến một người đi tìm thức ăn. Ở vận động viên và người lao động, sự tiêu thụ năng lượng ở mức độ cao cho hoạt động của cơ có thể tới 6000 đến 7000 Calories mỗi ngày, nếu như chỉ 2000 Calories mỗi ngày nếu ta so sánh với các cá nhân ít hoạt động. Bởi vậy, lượng lớn năng lượng tiêu thụ kết hợp với hoạt động thể chất thường kích thích gia tăng một lượng lớn calo hấp thu.

Những cơ chế sinh lý nào giúp cảm nhận thay đổi trong cân bằng năng lượng và ảnh hưởng tới sự tìm kiếm thức ăn? Duy trì sự cung cấp năng lượng đầy đủ trong cơ thể quan trọng đến nỗi mà rất nhiều các cơ chế kiểm soát ngắn hạn và dài hạn tồn tại không chỉ điều chỉnh năng lượng hấp thu mà cả năng lượng tiêu thụ và năng lượng dự trữ. Trong vài đoạn tiếp theo chúng ta mô tả một vài hệ thống kiểm soát và hoạt động của chúng trong hệ thống sinh lý, cũng như trạng thái béo phì và thiếu ăn.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị