Thành phần của hệ renin angiotensin

2020-08-17 02:52 PM

Khi huyết áp động mạch giảm, phản ứng nội tại trong thận tạo ra nhiều phân tử prorenin trong các tế bào cận cầu thận để phân cắt và giải phóng renin.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ngoài khả năng của thận kiểm soát huyết áp thông qua những thay đổi về thể tích dịch ngoại bào, thận cũng có một cơ chế mạnh mẽ để kiểm soát huyết áp: hệ thống renin-angiotensin.

Renin là một enzyme protein được tạo ra bởi thận khi huyết áp động mạch giảm quá thấp. Đổi lại, nó làm tăng huyết áp động mạch theo nhiều cách, do đó giúp điều chỉnh lại sự giảm huyết áp.

Hình cho thấy các bước mà hệ thống renin-angiotensin giúp điều hòa huyết áp.

Renin được tổng hợp và lưu trữ ở dạng không hoạt động gọi là prorenin trong các tế bào cận cầu thận (juxtaglomerular-tế bào JG) của thận. Các tế bào cận cầu thận được biến đổi từ các tế bào cơ trơn nằm chủ yếu trong thành của tiểu động mạch đến ngay gần cầu thận. Khi huyết áp động mạch giảm, phản ứng nội tại trong thận tạo ra nhiều phân tử prorenin trong các tế bào cận cầu thận để phân cắt và giải phóng renin. Hầu hết các renin đi vào máu đến thận và sau đó đi ra khỏi thận lưu thông khắp cơ thể. Tuy nhiên, một lượng nhỏ renin ở lại trong thận và thực hiện một số chức năng bên trong thận.

Cơ chế co mạch của renin-angiotensin để kiểm soát áp lực động mạch

Hình. Cơ chế co mạch của renin-angiotensin để kiểm soát áp lực động mạch.

Renin tự nó là một loại enzyme, không phải là một chất vận mạch. Renin hoạt động như một enzyme trên một protein huyết tương khác, một globulin được gọi là chất nền của renin (hoặc angiotensinogen), để giải phóng một peptide 10aa, angiotensin I. Angiotensin I có tính chất co mạch nhẹ nhưng không đủ gây ra những thay đổi đáng kể chức năng tuần hoàn. Renin tồn tại trong máu trong vòng 30 phút đến 1 giờ và tiếp tục gây ra sự hình thành của nhiều angiotensin I hơn trong suốt thời gian này.

Trong vòng một vài giây đến vài phút sau khi hình thành angiotensin I, hai axit amin tiếp tực được tách ra từ angiotensin I để tạo thành peptid 8aa là angiotensin II. Việc chuyển đổi này xảy ra với một mức độ lớn trong phổi trong khi máu chảy qua các mạch máu nhỏ của phổi, xúc tác bởi một enzyme gọi là angiotensin-converting enzyme  có ở tế bào nội mô của mạch phổi. Các mô khác như thận và mạch máu cũng chứa men chuyển và do đó tạo angiotensin II tại khu vực. Angiotensin II là một chất co mạch cực kỳ mạnh, và nó ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn theo những cách khác. Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại trong máu chỉ trong 1 hoặc 2 phút, vì nó nhanh chóng bị bất hoạt bởi nhiều enzyme của máu và mô  gọi chung angiotensinases.

Angiotensin II có hai tác dụng chính để làm tăng huyết áp. Việc đầu tiên trong số này, co mạch ở nhiều vùng của cơ thể, xảy ra nhanh chóng. Co mạch xảy ra mạnh mẽ ở các tiểu động mạch và ít hơn ở các tĩnh mạch. Co thắt các tiểu động mạch làm tăng tổng kháng ngoại vi, qua đó nâng huyết áp. Ngoài ra, co thắt nhẹ của các tĩnh mạch làm tăng lượng máu trở về tim, qua đó giúp tim bơm máu với áp lực ngày càng tăng.

Tác dụng thứ hai khiến angiotensin II làm tăng huyết áp động mạch là làm cho thận giảm sự bài tiết của cả muối và nước. Điều này làm tăng thể tích dịch ngoại bào, sau đó làm tăng huyết áp động mạch trong những giờ và ngày tiếp theo. Ảnh hưởng lâu dài này, diễn ra thông qua cơ chế thể tích dịch ngoại bào, thậm chí còn mạnh hơn cơ chế co mạch cấp tính cuối cùng làm tăng huyết áp.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị