- Trang chủ
- Sách y học
- Sinh lý y học
- Chức năng tâm thất giống như bơm
Chức năng tâm thất giống như bơm
Với cả sự tăng thể tích cuối tâm trương và giảm thể tích cuối tâm thu, thể tích co bóp có thể tăng hơn gấp đôi so với bình thường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tâm thất được đổ đầy vào kỳ tâm trương
Trong khi tâm thất co, một lượng lớn máu tích tụ ở tâm nhĩ trái và phải do đóng van A-V. Do vậy, ngay sau khi giai đoạn tâm thu kết thúc và áp suất tâm thất giảm xuống về giá trị thấp của kỳ tâm trương, sự tăng vừa phải và phát triển áp suất trong tâm nhĩ khi tâm thất co lập tức làm cho van A-V mở ra và cho phép dòng máu nhanh chóng vào tâm thất, biểu hiện bằng sự đi lên của đường cong thể tích tâm thất trái. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn đầy thất nhanh.
Giai đoạn đầy nhanh ở 1/3 đầu thì tâm trương. Trong khi 1/3 giữa thì tâm trương, chỉ một lượng nhỏ dòng máu bình thường đổ vào tâm thất; đây là dòng máu tiếp tục từ việc làm rỗng tĩnh mạch để đổ vào tâm nhĩ và đi qua tâm nhĩ trực tiếp đổ vào tâm thất.
Trong 1/3 cuối của tâm trương, tâm nhĩ co và tạo thêm một sự tống máu vào tâm thất. Cơ chế này giải thích cho 20% sự làm đầy thất trong chu chuyển tim.
Dòng máu đi ra từ tâm thất trong kỳ tâm thu - giai đoạn co đẳng tích
Ngay sau khi tâm thất bắt đầu co, áp suất trong thất đột ngột tăng lên, làm van A-V đóng lại.
Cần thêm 0.02 - 0.03 s để tâm thất tạo ra đủ áp suất để đẩy được van bán nguyệt (động mạch chủ và động mạch phổi) mở ra chống lại áp suất trong động mạch chủ và động mạch phổi. Như vậy, trong giai đoạn này, sự co bóp đang diễn ra ở tâm thất, nhưng không làm rỗng thất. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn co đẳng tích hay đẳng trường, có nghĩa là trương lực cơ tim tăng lên nhưng chiều dài sợi cơ ngắn lại rất ít hoặc không thay đổi.
Giai đoạn tống máu
Khi áp suất tâm thất trái vượt quá 80 mmHg (và áp suất thất phải vượt quá 8 mmHg), áp suất tâm thất đẩy van bán nguyệt mở ra. Lập tức, máu bắt đầu ra khỏi tâm thất. khoảng 60% máu trong tâm thất ở cuối kỳ tâm trương được tống đi trong kỳ tâm thu, khoảng 70% trong số đó đi ra trong 1/3 đầu của kỳ này, và 30% còn lại được đẩy đi trong 2/3 tiếp theo. Như vậy, 1/3 đầu được gọi là thì tống máu nhanh, và 2/3 sau được gọi là thì tống máu chậm.
Giai đoạn giãn đẳng tích
Khi kết thúc kỳ tâm thu, sự giãn tâm thất bắt đầu đột ngột, làm cho áp suất trong tâm thất cả bên phải và trái giảm nhanh chóng. Áp suất cao trong các động mạch lớn mà chỉ được đổ đầy máu từ sự co bóp tâm thất trực tiếp đẩy máu quay lại tâm thất, làm van động mạch chủ và động mạch phổi đóng lại đột ngột.
Trong 0.03 - 0.06 s, cơ tâm thất tiếp tục giãn, ngay cả khi thể tích tâm thất không thay đổi, làm xuất hiện giai đoạn giãn đẳng tích hay đẳng trường. Trong giai đoạn này, áp suất trong thất nhanh chóng giảm trở về mức thấp của thì tâm trương. Sau đó van A-V mở ra để bắt đầu chu chuyển mới của bơm tâm thất.
Thể tích tâm thu tâm trương và thể tích cuối tâm thu tâm trương
Trong kỳ tâm trương, bình thường sự làm đầy tâm thất làm tăng thể tích mỗi tâm thất khoảng 110 - 120 ml. Thể tích này được gọi là thể tích cuối tâm trương. Sau đó, tâm thất tống máu trong kỳ tâm thu, thể tích giảm đi khoảng 70 ml, đây là thể tích tâm thu. Thể tích còn lại trong mỗi thất là khoảng 40 - 50 ml, đây được gọi là thể tích cuối tâm thu. Phần thể tích cuối tâm trương được tống ra là phân suất tống máu - thường bằng khoảng 70/110 = 0.6 (hay 60%).
Khi tim co mạnh, thể tích cuối tâm thu có thể giảm xuống thấp khoảng 10 - 20 ml. Ngược lại, khi một lượng lớn máu đổ vào tâm thất trong kỳ tâm trương, thể tích cuối tâm trương ở tâm thất có thể rất lớn khoảng 150 - 180 ml ở tim khỏe mạnh. Với cả sự tăng thể tích cuối tâm trương và giảm thể tích cuối tâm thu, thể tích co bóp có thể tăng hơn gấp đôi so với bình thường.
Bài viết cùng chuyên mục
Sự phát triển chưa hoàn thiện của trẻ sinh non
Hầu như tất cả hệ thống cơ quan là chưa hoàn thiện ở trẻ sinh non và cần phải chăm sóc đặc biệt nếu như đứa trẻ sinh non được cứu sống.
Áp suất thẩm thấu keo của huyết tương
Chỉ có các phân tử hoặc ion không đi qua các lỗ của màng bán thấm gây áp lực thẩm thấu. Các protein là thành phần không dễ dàng đi qua các lỗ mao mạch, chịu trách nhiệm về áp lực thẩm thấu ở hai bên của màng mao mạch.
Đặc điểm của sự co bóp cơ toàn bộ
Cơ co bóp được nói là đẳng trường khi cơ không bị rút ngắn trong suốt sự co bóp và là đẳng trương khi nó bị rút ngắn nhưng sức căng trên cơ vẫn không đổi trong suốt sự co bóp.
Cung lượng tim: chỉ số khi nghỉ ngơi và khi gắng sức
Cung lượng tim được điều chỉnh suốt cuộc đời thông qua chuyển hóa cơ bản chung của cơ thể. Vì vậy chỉ số cung lượng tim giảm biểu thị sự giảm hoạt động thể chất hay giảm khối cơ tương ứng với tuổi.
Sinh lý nội tiết tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, nằm trong hố yên của xương bướm, nặng 0,5g. Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi qua đường mạch máu và đường thần kinh, đó là hệ thống cửa dưới đồi - yên.
Huyết áp động mạch: kiểm soát bằng lợi liệu áp lực
Lượng dịch vào và ra phải cân bằng tuyệt đối, nhiệm vụ này được thực hiện bởi điều khiển thần kinh và nội tiết và bởi hệ thống kiểm soát tại thận, nơi mà điều hòa bài tiết muối và nước.
Dạng cao nguyên của điện thế hoạt động màng tế bào
Nguyên nhân của cao nguyên điện thế hoạt động màng tế bào là một sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên, trong cơ tim, hai loại kênh tưởng niệm đến quá trình khử cực.
Sinh lý nội tiết tuyến giáp
Tuyến giáp nằm trước khí quản, dưới sụn giáp, nặng 20-25g, gồm 2 thùy, có eo ở giữa, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2cm. Cấu trúc gồm nhiều nang giáp, trong chứa đầy dịch keo, xen lẫn hệ thống mạch máu rất phong phú (1% lưu lượng tim), ở đây tổng hợp và dự trữ hormon T3, T4.
Rung thất: rối loạn nhịp tim
Rung thất gây ra bởi nhịp phát nhịp trong khối cơ thất, gây ra khử cực toàn cơ thất, tiếp sau đó là 1 nhịp khác, rồi tiếp tục, và cuối cùng điều hòa ngược chính nó để tái khử cưc khối cơ thất liên tục không ngừng.
Huyết áp: cơ chế cảm nhận và phản xạ để duy trì huyết áp bình thường
Đây là phản xạ được bắt đầu từ sự căng receptor, phân bố ở ở những vùng đặc biệt ở thành của một vài động mạch lớn. Sự tăng huyết áp làm căng receptor áp suất và gây ra sự dẫn truyền tín hiệu vào hệ thần kinh trung ương.
Duy trì thăng bằng tĩnh: chức năng của soan nang và cầu nang
Khi cơ thể đột ngột bị đẩy mạnh ra trước - là khi cơ thể tăng tốc-đá tai, thứ có quán tính lớn hơn dịch xung quanh, đổ ra phía sau và chạm các nhung mao của tế bào có lông, và thông tin về sự mất thăng bằng được gửi về thần kinh trung ương.
Bài tiết chất nhầy ở đại tràng
Chất nhày ở đại tràng bảo vệ thành ruột chống lại sự xây xát, nhưng thêm vào đó, chúng là một chất kết dính giúp gắn kết các phần của phân lại với nhau.
Nút xoang (xoang nhĩ): hệ thống kích thích và dẫn truyền của tim
Nút xoang nhỏ, dẹt, hình dải elip chuyên biệt của cơ tim rộng khoảng 3mm, dài 15mm và dày 1mm. Nó nằm ở sau trên vách tâm nhĩ phải, ngay bên dưới và hơi gần bên chỗ mở của tĩnh mạch chủ trên.
Sinh lý nội tiết vùng dưới đồi
Các nơron vùng dưới đồi bài tiết các hormon giải phóng RH và các hormon ức chế IRH có tác dụng ức chế hoặc kích thích hoạt động thùy trước tuyến yên.
Sự phát triển của buồng trứng
Khi buồng trứng phóng noãn (rụng trứng) và nếu sau đó trứng được thụ tinh, bước phân bào cuối cùng sẽ xảy ra. Một nửa số các nhiễm sắc thể chị em vẫn ở lại trong trứng thụ tinh và nửa còn lại được chuyển vào thể cực thứ hai, sau đó tiêu biến.
Kiểm soát nhiệt độ cơ thể bởi sự cân bằng giữa sinh nhiệt và mất nhiệt
Khi mức nhiệt sinh ra trong cơ thể cao hơn mức nhiệt mất đi, nhiệt sẽ tích lũy trong cơ thể và nhiệt độ của cơ thể tăng lên. Ngược lại, khi nhiệt mất đi nhiều hơn, cả nhiệt cơ thể và nhiệt độ của cơ thể đều giảm.
Đo thể tích hô hấp: ghi lại những thay đổi trong phép đo thể tích phổi
Thay đổi của thể tích phổi dưới tình trạng thở khác nhau. Mô tả sự kiện thông khí phổi, không khí trong phổi có thể được chia thành 4 thể tích và 4 dung tích trung bình cho người lớn trẻ.
Chẩn đoán sinh lý đái tháo đường
Các hiệu ứng cơ bản của tình trạng thiếu insulin hoặc kháng insulin đến quá trình chuyển hóa glucose là ngăn chặn sự hấp thu và sử dụng hiệu quả glucose của hầu hết các tế bào của cơ thể, ngoại trừ những tế bào trong não.
Tín hiệu thần kinh: sự hội tụ của các tín hiệu từ các sợi đến khác nhau
Sự hội tụ cho phép tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, và đáp ứng đưa đến là một hiệu quả được tổng hợp từ tất cả các loại thông tin khác nhau.
Vùng dưới đồi điều khiển sự bài tiết của tuyến yên
Vùng dưới đồi là một trung tâm thu nhận thông tin liên quan đến các trạng thái của cơ thể, và những tín hiệu này được dùng để điều khiển sự bài tiết các hormone có tác dụng toàn thân từ tuyến yên.
Glucagon và tác dụng lên chuyển hóa glucose
Các tác dụng ấn tượng nhất của glucagon là khả năng gây thoái hóa glycogen trong gan, do đó làm tăng nồng độ glucose máu trong vòng vài phút.
Các con đường thần kinh để sợi cảm giác đi tới vỏ não vận động
Khi tiếp nhận các thông tin cảm giác, vỏ não vận động hoạt động cùng với nhân nền và tiểu não kích hoạt một chuỗi đáp ứng vận động phù hợp. Các con đường quan trọng để các sợi cảm giác tới vỏ não vận động.
Các phản xạ tự chủ của hệ thần kinh
Nhiều chức năng nội tạng của cơ thể được điều chỉnh bởi các phản xạ tự chủ. Một vài phản xạ của hệ tim mạch giúp kiểm soát huyết áp động mạch và tần số tim. Một trong nhưng phản xạ đó là phản xạ baroreceptor.
Sinh lý hồng cầu máu
Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan, thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin, chiếm 34 phần trăm trọng lượng.
Dẫn truyền các tín hiệu vận động từ vỏ não tới các cơ
Sau khi rời vỏ não, bó này đi qua trụ sau của bao trong (giữa nhân đuôi và nhân bèo sẫm của nhân nền) và sau đó đi xuống thân não, tạo nên bó tháp ở hành não.