- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần S
- Streptomycin
Streptomycin
Nhiễm khuẩn vừa và nặng do các vi khuẩn nhạy cảm: Liều streptomycin thường dùng ở người lớn là 1, 2 g/ngày, phân liều cách nhau 6, 12 giờ/lần, tổng liều không quá 2 g/ngày.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Streptomycine.
Loại thuốc: Kháng sinh nhóm aminoglycosid.
Dạng thuốc và hàm lượng
Streptomycin không được hấp thu qua đường ruột nên phải dùng đường tiêm bắp.
Streptomycin dùng tiêm bắp dưới dạng muối sulfat (streptomycin sulfat). Liều lượng tính theo streptomycin base.
Lọ 1 g (bột để pha tiêm). Bột streptomycin hòa tan vào dung môi thích hợp (nước cất pha tiêm, natri clorid đẳng trương) trước khi dùng. Một lọ streptomycin chứa tương ứng 1 g streptomycin base).
Tác dụng
Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn của streptomycin bao gồm vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương; streptomycin không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí. Streptomycin có hoạt tính đặc biệt chống M. tuberculosis và M. bovis. Streptomycin cũng có hoạt tính chống một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí như: Brucella, Francisella tularensis, Yersinia pestis, Calymmatobacterium granulomatis, Escherichia coli, Proteus spp., Aerobacter aerogenes, Klebsiella pneumoniae, Enterococci faecalis, Streptococcus viridans, Haemophylus ducreyi, Haemophylus influenza.
Chỉ định
Streptomycin được dùng kết hợp với các thuốc chống lao khác trong điều trị lao. Streptomycin cũng được dùng kết hợp với các thuốc kháng khuẩn khác trong điều trị bệnh do Mycobacteria khác gây ra kể cả u hủi.
Streptomycin được dùng trong điều trị bệnh tularemia, dịch hạch. Hầu hết các nhà lâm sàng cho rằng streptomycin là thuốc được lựa chọn để điều trị cả hai bệnh này.
Streptomycin phối hợp với tetracyclin hoặc doxycyclin trong điều trị bệnh Brucella và phối hợp với tetracyclin hoặc sulfonamid để điều trị bệnh sổ mũi ngựa (nhiễm khuẩn Mallomyces mallei).
Streptomycin dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống nhiễm khuẩn khác để điều trị u hạch bẹn và hạ cam (granuloma inguinale và chancroid).
Streptomycin phối hợp với penicilin G hoặc ampicilin thường có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do Enterococcus và Streptococcus. Streptomycin cũng được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống nhiễm khuẩn khác trong điều trị lậu. Tuy nhiên, streptomycin chỉ được dùng trong nhiễm khuẩn lậu do chủng nhạy cảm với streptomycin và khi những aminosid khác hoặc những thuốc chống nhiễm khuẩn khác không hiệu quả hoặc chống chỉ định.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với streptomycin hoặc với các aminoglycosid khác (mẫn cảm chéo).
Bệnh nhược cơ.
Thận trọng
Khởi đầu và định kỳ làm test kích thích nóng lạnh ở tai và kiểm tra thính lực khi điều trị bằng streptomycin dài ngày. Khi có biểu hiện ù tai, đánh trống tai hoặc cảm giác điếc ở tai cần thiết phải kiểm tra thính lực hoặc kết thúc đợt điều trị hoặc cả hai.
Cẩn thận với người dùng streptomycin để tránh phản ứng mẫn cảm ở da thường xuất hiện vào tuần thứ 2 và 3. Cũng như mọi chế phẩm tiêm bắp, chỉ tiêm streptomycin vào những cơ lớn và cẩn thận để giảm thiểu khả năng gây thương tổn thần kinh ngoại biên.
Hết sức thận trọng để chọn liều thích hợp với người bệnh suy thận. Với người tăng urê huyết trầm trọng, một liều đơn có thể tạo nồng độ thuốc cao trong máu vài ngày và có thể tích lũy gây độc trên tai. Khi điều trị dài ngày bằng streptomycin, kiềm hóa nước tiểu có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa kích ứng thận.
Trẻ em không được dùng streptomycin vượt quá liều đã khuyến cáo, vì đã gặp hội chứng ức chế thần kinh trung ương ở trẻ dùng quá liều.
Trong điều trị bệnh hoa liễu như bệnh u hạch bẹn hoặc hạ cam, nếu nghi ngờ có kèm theo giang mai, phải thực hiện một số xét nghiệm thích hợp như thử nghiệm soi xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen trước khi bắt đầu điều trị và thực hiện kiểm tra huyết thanh hàng tháng, trong ít nhất 4 tháng.
Cũng như các kháng sinh khác, dùng thuốc này có thể gây phát triển các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu có bội nhiễm, phải thực hiện liệu pháp thích hợp.
Thời kỳ mang thai
Streptomycin gây thương tổn bào thai ở người mang thai, vì streptomycin qua nhau thai rất nhanh, vào tuần hoàn thai nhi và dịch nước ối; nồng độ thuốc ở các mô này thường ít hơn 50% nồng độ trong huyết thanh mẹ.
Vài trường hợp được thông báo về độc tính trên tai của streptomycin ở trẻ em do mẹ đã điều trị lao bằng streptomycin; trẻ sơ sinh bị điếc với phản xạ ốc tai - mi mắt âm tính. Ngoài thương tổn đối với dây thần kinh số 8, không có những dị tật bẩm sinh khác do dùng streptomycin gây nên. Dùng streptomycin ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây điếc ở trẻ.
Thời kỳ cho con bú
Streptomycin thải qua sữa mẹ với lượng nhỏ. Tuy nhiên, streptomycin được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, nên không thấy thông báo có vấn đề ở trẻ đang bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Khả năng độc đối với tiền đình ở trẻ em cao hơn người lớn. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường, yếu tố chủ yếu liên quan đến độc tính là liều dùng hàng ngày và tổng liều điều trị trong một thời gian nhất định. Khoảng 30% tai biến trên tiền đình xảy ra khi dùng liều 1 g/ngày trong 4 tháng, 5 - 15% trường hợp suy giảm khả năng nghe. Không nên dùng streptomycin quá 60 g tức 60 liều trong 2 tháng điều trị.
Rối loạn thị lực (gặp ở 50% trường hợp), dị cảm (thường xảy ra quanh mồm và cũng có ở các vùng khác trên mặt và tay), viêm dây thần kinh ngoại biên.
Ngoại ban da (xảy ra ở 5% người bệnh 7 - 9 ngày sau mũi tiêm đầu tiên), ban đỏ, sốt, mày đay, phù Quincke, tăng bạch cầu ưa eosin.
Ít gặp
Mất khứu giác một phần hoặc toàn bộ (sau điều trị một thời gian dài), viêm rễ thần kinh, viêm tủy và những biến chứng thần kinh khác.
Ức chế hô hấp.
Hiếm gặp
Mất tập trung tinh thần nhất thời.
Hội chứng Stevens - Jonhson, thiếu máu tan máu, suy thận, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ huyết cầu...
Xử trí
Khi thấy xuất hiện phản ứng phụ, thì ngừng ngay điều trị bằng streptomycin.
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, nên xử trí quá liều và phản ứng độc của streptomycin là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Các biện pháp gồm:
Thẩm tách thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để loại streptomycin ở người suy thận.
Dùng thuốc kháng cholinesterase, muối calci, hoặc dùng liệu pháp hỗ trợ hô hấp bằng máy, điều trị chẹn dẫn truyền thần kinh - cơ, gây yếu cơ hô hấp và ức chế hoặc liệt hô hấp (ngừng thở).
Liều lượng và cách dùng
Streptomycin sulfat chỉ được dùng tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn. Ở người lớn, vị trí tiêm thích hợp nhất là phần tư mông trên - ngoài hoặc mặt giữa - bên cơ đùi hoặc cơ delta.
Chỉ tiêm vào cơ delta khi cơ này phát triển tốt như ở một số người lớn và trẻ lớn và phải thận trọng khi tiêm để tránh tổn hại dây thần kinh quay. Không được tiêm bắp vào vùng dưới và 1/3 giữa cánh tay. Cũng như tất cả những khi tiêm bắp, phải hút để tránh tiêm vô ý vào một mạch máu. Phải thay đổi vùng tiêm.
Ðiều trị lao và các bệnh do Mycobacteria khác
Không được dùng đơn độc streptomycin. Khi dùng hàng ngày trong một phác đồ điều trị lao, chỉ tiêm streptomycin trong vài tháng đầu, còn những thuốc khác vẫn phải tiếp tục cho hết liệu trình. Liều thường dùng ở người lớn là 1 g/ngày hoặc 15 mg/kg/ngày. Với trẻ em, liều 10 mg/kg. Ở người cao tuổi, dùng liều thấp hơn tùy theo tuổi, chức năng thận và chức năng dây thần kinh số 8. Liều giới hạn tới 10 mg/kg/ngày, tối đa là 750 mg/ngày cho người cao tuổi. Khi dùng liệu pháp gián cách, liều thường dùng ở người lớn và trẻ em là 12 - 18 mg/kg (tối đa là 1,5 g), 2 - 3 lần/tuần.
Streptomycin thường được tiêm bắp mỗi ngày một lần.
Bệnh tularemia
Liều thường dùng ở người lớn là 1 - 2 g/ngày, chia thành 2 liều nhỏ, tiêm trong 7 - 14 ngày hoặc cho đến khi người bệnh hết sốt trong 5 - 7 ngày.
Bệnh dịch hạch
Liều thường dùng ở người lớn là 2 g/ngày (30 mg/kg), chia 2 lần; tối thiểu tiêm trong 10 ngày. Liều trẻ em là 30 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần; trong 10 ngày.
Bệnh Brucella
Phối hợp với tetracyclin hoặc doxycyclin. Liều thường dùng ở người lớn là 1 g, 1 hoặc 2 lần mỗi ngày trong tuần đầu và 1 lần/ngày trong ít nhất 1 tuần tiếp theo. Liều trẻ em trên 8 tuổi: 20 mg/kg/ngày (tối đa 1 g/ngày), trong 2 tuần. Nếu dùng phối hợp streptomycin với cotrimoxazol thì ít nhất phải tiêm streptomycin trong 2 tuần đầu điều trị.
Viêm màng trong tim do Streptococcus nhạy cảm với penicilin (nhóm viridans).
Khi phối hợp với penicilin, liều streptomycin thường dùng ở người lớn là 1 g, mỗi ngày 2 lần trong 1 tuần, sau đó là 500 mg, mỗi ngày 2 lần cho tuần tiếp theo. Người bệnh trên 60 tuổi dùng liều 500 mg, mỗi ngày 2 lần, trong 2 tuần.
Viêm màng trong tim do Enterococcus
Phối hợp với penicilin, liều streptomycin thường dùng ở người lớn là 1 g, mỗi ngày 2 lần, trong 2 tuần, sau đó dùng liều 500 mg, mỗi ngày 2 lần trong 4 tuần. Nếu nhiễm độc tai, có thể phải ngừng streptomycin trước khi hoàn thành liệu trình 6 tuần.
Nhiễm khuẩn vừa và nặng do các vi khuẩn nhạy cảm: Liều streptomycin thường dùng ở người lớn là 1 - 2 g/ngày, phân liều cách nhau 6 - 12 giờ/lần, tổng liều không quá 2 g/ngày. Trẻ em có thể dùng 20 - 40 mg/kg/ngày, phân liều cách nhau 6 - 12 giờ/lần.
Khi có thể, phải giám sát thường xuyên nồng độ đỉnh và đáy của streptomycin trong huyết thanh và điều chỉnh liều để duy trì nồng độ mong muốn trong huyết thanh. Nồng độ đỉnh và đáy trong huyết thanh không được vượt quá 40 - 50 microgam/ml và 5 microgam/ml.
Với người suy thận
Nồng độ đỉnh trong huyết thanh không được quá 20 - 25 microgam/ml. Nếu không xác định được nồng độ thuốc trong huyết thanh, thì có thể điều chỉnh liều dựa trên hệ số thanh thải creatinin. Liều nạp ban đầu được khuyến cáo là 1 g, các liều sau được gợi ý như sau:
Hệ số thanh thải creatinin (ml/phút) Liều lượng
50 - 80 7,5 mg/kg cho 24 giờ.
10 - 50 7,5 mg/kg cho 24 - 72 giờ.
<10 7,5 mg/kg cho 72 - 96 giờ.
Tương tác
Ðộc tính với thính giác tăng lên nếu dùng streptomycin cùng với acid ethacrynic, furosemid, manitol và có thể các thuốc lợi tiểu khác.
Bảo quản
Bảo quản lọ bột pha tiêm ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất là 15 – 30 độ C. Sau khi pha, dung dịch ổn định ít nhất 2 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 14 ngày nếu để tủ lạnh (tùy theo nhà sản xuất).
Tương kỵ
Streptomycin tương kỵ với acid và kiềm.
Quá liều và xử trí
Quá liều làm tăng độc tính với thính giác. Ðiều trị quá liều, xin đọc phần "Hướng dẫn cách xử trí ADR".
Quy chế
Thuốc độc bảng B.
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên dạng phối hợp có hàm lượng tối đa là 1000 mg.
Bài viết cùng chuyên mục
Iron (sắt) dextran
Sắt dextran được dùng để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Sắt không kích thích tạo hồng cầu, cũng không hiệu chỉnh rối loạn hemoglobin trong thiếu máu.
Sulfacetamid natri
Sulfacetamid natri là một dẫn chất sulfonamid dễ tan trong nước, cho dung dịch trung tính nên ít kích ứng kết mạc hơn các sulfonamid khác và thường được dùng làm thuốc nhỏ mắt.
Survanta
Phòng ngừa & điều trị hội chứng suy hô hấp (bệnh màng trong hay còn gọi bệnh màng Hyalin) ở trẻ sinh non. Phòng ngừa: tốt nhất dùng trong vòng 15 phút sau sinh. Điều trị: tốt nhất dùng trong 8 giờ sau sinh.
Sulpirid: thuốc chống loạn thần, Ancicon, Anxita, Biosride, Cadipiride
Sulpirid thuộc nhóm benzamid, có tác dụng chống rối loạn tâm thần, chống trầm cảm thông qua phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não
Spasmaverine
Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật chưa cho thấy tác dụng gây quái thai hoặc tác dụng độc hại đối với phôi thai. Ở người, đến nay chưa ghi nhận tác dụng độc hại nào.
Spiriva
Không được nuốt viên nang Spiriva. Viên nang Spiriva chỉ nên được sử dụng với thiết bị HandiHaler và hít vào qua miệng (hít vào bằng miệng).
Sintopozid
Ung thư tinh hoàn, carcinoma phổi tế bào nhỏ, u lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, bạch cầu cấp không thuộc dòng lympho, sarcoma Ewing, sarcoma Kaposi.
Spectrila
Người lớn và trẻ em > 1 tuổi: 5000 U/m2 da mỗi 3 ngày. Nếu nồng độ đáy asparaginase trong huyết thanh trong 3 ngày sau khi dùng thuốc không đạt nồng độ đích: cân nhắc chuyển sang chế phẩm asparaginase khác.
Shinapril
Nếu phối hợp thuốc lợi tiểu thì nên ngưng thuốc lợi tiểu nếu có thể trong 1- 3 ngày trước khi bắt đầu dùng enalapril, khởi đầu với liều thấp (≤ 5 mg) trong 24 giờ và tăng dần liều một cách thận trọng theo đáp ứng điều trị.
Sorbitol Delalande
Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose.
Sirdalud
Sirdalud là thuốc dãn cơ tác động tại hệ thần kinh trung ương. Vị trí tác dụng chủ yếu tại tủy sống, kích thích thụ thể a2 tại vùng tiền synape.
Suxamethonium Sucinylcholin
Suxamethonium là thuốc chẹn thần kinh cơ khử cực. Các thuốc chẹn thần kinh - cơ khử cực cạnh tranh với acetylcholin ở thụ thể cholinergic tại bản vận động.
Synflorix: thuốc tạo miễn dịch cho trẻ em ngừa bệnh phế cầu
Tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn và tương tác chéo với tuýp huyết thanh và ngừa viêm tai giữa cấp tính gây ra bởi Haemophilus influenzae không định tuýp.
Ferrous sulfate (sắt II sulfat)
Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt được hấp thu qua thức ăn, hiệu quả nhất từ sắt trong thịt.
Semprex
Acrivastine có tác dụng làm giảm triệu chứng trong những bệnh lý phụ thuộc toàn bộ hay một phần sự phóng thích ồ ạt histamine.
Spasmomen
Chống chỉ định mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thận trọng: Bệnh nhân bệnh tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị; không dung nạp một số loại đường. Phụ nữ có thai/cho con bú.
Mục lục thuốc theo vần S
Sabin vaccin, Vaccin bại liệt uống, Sagofène, Natri thiosulfat, Salagen, Pilocarpin, Salazopyrin, Sulfasalazin, Salazopyrin En tabs Sulfasalazin.
Symbicort Turbuhaler: thuốc điều trị bệnh hen và CPOD
Symbicort được chỉ định cho người lớn và trẻ vị thành niên trong điều trị thường xuyên bệnh hen và COPD khi cần điều trị kết hợp corticosteroid dạng hít và chất chủ vận beta-2 có tác dụng kéo dài dạng hít.
Stugeron
Điều trị duy trì các triệu chứng bắt nguồn từ mạch máu não bao gồm hoa mắt, choáng váng, ù tai, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích và khó hòa hợp, mất trí nhớ, kém tập trung.
Sumakin: thuốc có tác dụng diệt khuẩn dạng phối hợp
Thuốc kháng khuẩn (đường toàn thân) Sumakin là thuốc có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm với amoxicilin, sự phối hợp amoxicilin với sulbactam giúp cho amoxicilin không bị beta-lactamase phá hủy.
Stimol
Stimol có thể dùng cho người tiểu đường vì không có chất đường trong công thức.Do thuốc có pH acide, khi dùng phải pha loãng thuốc trong một ly nước.
SP Irbera
Phản ứng phụ gây đau đầu, chóng mặt, phù ngoại biên, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đỏ bừng. Hiếm: Buồn ngủ, đau thắt ngực, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Sindoxplatin
Thận trọng khi có thai, suy thận, tiền sử dị ứng platin, trong trường hợp thoát mạch oxaliplatin nên ngưng truyền ngay lập tức và điều trị triệu chứng, theo dõi độc tính thần kinh và công thức máu.
Sucralfat
Sucralfat là một muối nhôm của sulfat disacarid, dùng điều trị loét dạ dày. Cơ chế tác dụng của thuốc là tạo một phức hợp với các chất như albumin và fibrinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét.
Stugeron Richter
Nồng độ huyết tương tối đa của cinnarizine đạt được từ 1-3 giờ sau khi dùng thuốc. Chu kz bán hủy của cinnarizine là 4 giờ. Cinnarizine được chuyển hóa hoàn toàn. Nó được loại thải 1/3 qua nước tiểu và 2/3 qua phân.