Giải phẫu cơ quan thị giác

2015-04-01 07:35 AM

Ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành, nền ở trước

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cơ quan thị giác gồm có mắt và các cơ quan mắt phụ. Mắt gồm có nhãn cầu và dây thần kinh thị giác. Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt.

Ổ mắt

Ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành, nền ở trước, đỉnh ở sau thông với hộp sọ qua ống thị giác và khe ổ mắt trên.

Nhãn cầu

Nhãn cầu hình khối cầu, cực trước là trung tâm võng mạc, cực sau là trung tâm của củng mạc. Đường thẳng nối hai cực là trục nhãn cầu. Đường vòmg quanh nhãn cầu, thẳng góc với trục, chia nhãn cầu hai nữa bằng nhau gọi là xích đạo. Nhãn cầu cấu tạo gồm ba lớp vỏ và các môi trường trong suốt.

Các lớp vỏ của nhãn cầu

Từ ngoài vào trong gồm ba lớp là lớp xơ, lớp mạch và lớp trong.

Lớp xơ:

Lớp xơ là lớp bảo vệ nhãn cầu gồm hai phần là giác mạc phía trước và củng mạc phía sau.

Giác mạc trong suốt, chiếm 1/6 trước nhãn cầu.

Củng mạc còn gọi là tròng trắng của mắt, phía trước có kết mạc che phủ.

Lớp mạch:

Từ sau ra trước gồm có ba phần là màng mạch, thể mi và mống mắt.

Màng mạch là một màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu. Chức năng chính là dinh dưỡng, đồng thời lớp này có chứa hắc tố có tác dụng làm thành phòng tối cho nhãn cầu.

Thể mi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt. Có tác dụng điều thiết cho thấu kính.

Mống mắt còn gọi là tròng đen. Là phần trước của lớp mạch, có hình vành khăn, nằm theo mặt phẳng trán, ở trước thấu kính, có bờ trung tâm gọi là bờ con ngươi, giới hạn một lỗ tròn gọi là con ngươi hay đồng tử. Mống mắt có chứa cơ nên có nhiệm vụ co và dãn đồng tử. Mống mắt chia khoảng không gian nằm giữa giác mạc và thấu kính thành hai phần là tiền phòng nằm sau giác mạc trước móng mắt và hậu phòng nằm sau mống mắt trước thấu kính.

Lớp võng mạc hay lớp trong:

Có các tế bào thần kinh thị giác, trên bề mặt có hai vùng đặc biệt là:

Vết võng mạc hay còn gọi là điểm vàng là một vùng nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm, là một vùng vô mạch và để nhìn được các vật chi tiết và rõ nhất. Ðường nối liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu.

Ðĩa thần kinh thị hay điểm mù là vùng tương ứng nơi đi vào của thần kinh thị giác. Ở đây không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Ðĩa thần kinh thị nằm ở phía trong và dưới so với lõm trung tâm và cực sau của nhãn cầu. Ở giữa đĩa thị có hố đĩa là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào.

 Thiết đồ ngang qua nhãn cầu

Hình. Thiết đồ ngang qua nhãn cầu

1. Tiền phòng    2. Thấu kính    3. Trục nhãn cầu   4. võng mạc 5. Giác mạc    6. Mống mắt  7. Củng mạc   8. Màng mạch  9. Trục thị giác   10. Điểm vàng

Các môi trường trong suốt của nhãn cầu

Từ sau ra trước có thể thuỷ tinh, thấu kính và thuỷ dịch.

Thể thủy  tinh: thể thủy tinh là một khối chất keo, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích nhãn cầu. Trục của thể thủy tinh có một ống, gọi là ống thủy tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính, tương ứng với vị trí của động mạch đến cung cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai.

Thấu kính: thấu kính là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi, trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống mắt và thể thuỷ tinh. Tuổi càng cao thì độ trong suốt và độ đàn hồi càng giảm. Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu kính.

Thủy dịch: thủy dịch là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong khoảng giữa giác mạc và thấu kính.

Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết tương nhưng không có protein. Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con ngươi sang tiền phòng rồi chảy đến góc mống mắt - giác mạc để được hấp thụ vào xoang tĩnh mạch củng mạc, đổ về các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắt nghẽn lưu thông này, thì gây thêm bệnh tăng nhãn áp.

Các cơ quan mắt phụ

Các cơ quan mắt phụ gồm có mạc ổ mắt, các cơ nhãn cầu, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ lệ.

Các cơ nhãn cầu

Có 6 cơ cho nhãn cầu là cơ thẳng trên, cơ thẳng, cơ thẳng ngoài, cơ thẳng trong, cơ chéo trên, cơ chéo dưới và và một cơ cho mí mắt là cơ nâng mi trên. Các cơ trên do các dây thần kinh sọ số III, IV, VI chi phối vận động.

Bộ lệ

Bộ lệ gồm có tuyến lệ nằm trong một hố ở góc trước ngoài thành trên ổ mắt. Tuyến lệ tiết ra nước mắt, đổ vào vòm kết mạc trên bằng 10-12 ống tuyến; tiểu quản lệ, túi lệ và ống lệ mũi dẫn nước mắt đi từ mắt xuống mũi.

 Các cơ của nhãn cầu

Hình. Các cơ của nhãn cầu

1. Cơ chéo trên  2. Cơ nâng mi trên  3. Cơ thẳng trong   4. Cơ thẳng trên   5. Cơ thẳng ngoài

Bộ lệ 

Hình. Bộ lệ

1. Tuyến lệ   2. Túi lệ    3. Ống lệ mũi

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau, Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo.

Giải phẫu đoan não

Chất trắng của bán cầu đại não chiếm tất cả các khoảng nằm giữa vỏ đại não với não thất bên và các nhân nền; gồm có 3 loại sợi: sợi toả chiếu, sợi liên hợp và sợi mép.

Giải phẫu đại cương hệ tiết niệu sinh sản

Hai hệ tiết niệu và sinh sản có liên quan rất mật thiết với nhau về phương diện phôi thai cũng như giải phẫu học, Đặc biệt là hệ sinh sản luôn có sự tương đồng cũng như khác nhau giữa hai giới về các cơ quan và bộ phận của hệ này

Giải phẫu thận

Nhu mô thận gồm có hai phần là tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận, đáy tháp quay về phía bao thận

Giải phẫu thân não tiểu não

Phần não sau phát triển với thành lưng bị toác rộng hình trám được gọi là trám não, bao gồm hành não, cầu não và tiểu não vây quanh não thất IV. Mặt khác cầu não, hành não, trung não lại nằm trên một trục

Giải phẫu khí quản

Trong lòng khí quản, nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái

Tim: giải phẫu và chức năng

Tim có tính năng bơm kép giúp vận chuyển máu ra khỏi nó và quay trở lại, máu mới được oxy hóa rời khỏi bên trái tim thông qua động mạch chủ

Hệ thống xương: giải phẫu và chức năng

Bộ xương của một người trưởng thành chứa 206 xương, bộ xương của trẻ em thực sự chứa nhiều xương vì một số trong số chúng, bao gồm cả xương sọ, chưa hợp nhất

Giải phẫu mạch máu chi dưới

Đường đi của động mạch đùi bắt đầu từ giữa dây chằng bẹn đến vòng gân cơ khép, theo hướng một đường vạch từ trung điểm của gai chậu trước trên và củ mu đến củ cơ khép xương đùi.

Giải phẫu các dây thần kinh gai sống

Các dây thần kinh gai sống cấu tạo gồm hai rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác, có thân tế bào cảm giác nằm ở hạch gai

Atlas giải phẫu những xoang cạnh mũi (Sinus paranasales)

Xoang hàm là một hốc nằm trong thân của xương hàm trên, những thành của xoang có thể chỉ là những tấm xương mỏng

Giải phẫu xương lồng ngực

Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Giải phẫu dạ dày

Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc, Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric HCl và Pepsinogene.

Giải phẫu các tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn

Phế quản: giải phẫu và chức năng

Khi phế quản bị viêm do kích thích hoặc nhiễm trùng, dẫn đến việc thở khó khăn hơn, những người bị viêm phế quản cũng có xu hướng có nhiều chất nhầy và đờm hơn

Giải phẫu tim

Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào, Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.

Giải phẫu cơ chi dưới

Ðùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và lớp lằn mông ở sau, Phía dưới bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè 3  khoát ngón tay.

Hệ thống hô hấp: giải phẫu và chức năng

Ngoài việc phân phối không khí và trao đổi khí, hệ thống hô hấp sẽ lọc, làm ấm và làm ẩm không khí hít thở, hệ hô hấp cũng đóng một vai trò trong lời nói

Giải phẫu phúc mạc

Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông.

Giải phẫu tiền đình ốc tai

Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ra trước.

Cơ thể người: các hệ thống cơ quan

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể

Hệ sinh sản nữ: giải phẫu và chức năng

Phụ nữ được sinh ra với một số lượng lớn tế bào trứng, mãi đến sau khi bắt đầu dậy thì, những tế bào này đã đủ trưởng thành để duy trì sự sống

Giải phẫu hệ cơ

Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.

Hệ thống cơ: giải phẫu và chức năng

Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn

Giải phẫu thanh quản

Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.