Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

2014-10-06 05:03 PM

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoa tiêu

Quả đã phơi khô của nhiều loài Xuyên tiêu (Zanthoxylum sp.), họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Quả nhỏ, khô, thường tập trung từ 1 - 3 - 5 quả trên một cuống chùm quả, xếp thành hình sao. Quả nang, đường kính 3 - 5 mm, khi chín nứt thành hai mảnh vỏ, mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều điểm tinh dầu và vân sần sùi hình mạng; mặt trong màu trắng xám, nhẵn bóng. Hạt hình trứng, đường kính 2 - 3 mm, màu đen, nhẵn bóng. Mùi thơm, vị cay tê lưỡi.

Định tính

A.Bột: Màu nâu hơi ánh vàng, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Đám sợi dài của vỏ quả ngoài, tế bào mô mềm của vỏ quả hình chữ nhật hoặc đa giác dài, không màu. Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu. Các mảnh mạch của cuống quả. Mảnh nội nhũ chứa hạt aleuron và các giọt dầu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – ethanol 95% - nước (8 : 2 : 1).

Dung dịch thử: 1,0 g dược liệu đó nghiền nhỏ, thêm 100 ml ethanol 70% (TT), lắc kỹ trong 30 phút, lọc và sử dụng dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1,0 g Xuyên tiêu (mẫu chuẩn) nghiền nhỏ, chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Dùng 10 g dược liệu đó nghiền nhỏ.

Tạp chất

Tỷ lệ hạt đó rời hẳn ra ngoài: Không quá 2%.

Cuống hoa và cành: Không quá 5,0%.

Các tạp chất khác: Không quá 1,0%.

Tro toàn phần

Không quá 6,0%.

Tro không tan trong acid

Không quá 1,5%.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 2% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Hái các chùm quả già đó chớn khi cỏc vỏ quả đó mở, đem phơi khô (chỉ lấy quả, tuốt bỏ các nhánh mang quả).

Bảo quản

Để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào ba kinh: Phế, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, trừ thấp, sát trùng. Chủ trị: Đau bụng lạnh, nôn mửa, ỉa chảy, phong thấp, đau răng, đau bụng giun.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 - 8 g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa đau răng, dùng nước sắc đặc ngậm nhiều lần rồi nhổ đi.

Kiêng kỵ

Huyết áp cao, âm hư hoả vượng, táo bón không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Lá lốt (Herba Piperis lolot)

Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Muồng trâu (Folium Senna alatae)

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)

Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Củ mài (Hoài sơn, Tuber Dioscoreae persimilis)

Bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: Kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

Tế tân (Herba Asari)

Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng