Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)

2014-10-19 03:35 PM
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ phơi hoặc sấy khô của cây đảng sâm Việt Nam  (Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).

Mô tả

Rễ nạc hình trụ có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2 cm, dài 6-15 cm. Đầu trên phát triển to, có nhiều sẹo của thân. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những rãnh dọc và ngang, chia rễ thành những đường lồi lõm, thể chất chắc, dễ bẻ, vết bẻ không phẳng, không mịn. Mùi thơm, vị ngọt nhẹ.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 4 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, có nhiều chỗ bị nứt rách. Mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào nhiều cạnh, hơi dài dẹt. Tế bào libe nhỏ xếp xít nhau. Mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm. Tia ruột có tế bào thành mỏng.

Bột 

Màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. Mảnh mô mềm, khối inulin có nhiều hình dạng, hạt tinh bột đơn lẻ có rốn phân nhánh, mảnh mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu (rây qua rây số 355), thêm 20 ml ethanol 70% (TT), đun cách thuỷ trong 15 phút. Lọc lấy dịch trong để làm các phản ứng sau:

Cho 5 ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc 15 giây. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 phút.

Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hoà tan cắn bằng 1 ml cloroform (TT). Thêm 1 ml anhydric acetic băng (TT), thêm từ từ theo thành ống 1 ml acid sulfuric (TT). Xuất hiện vòng tím đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.

B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel 60 GF254

Dung môi khai triển:  Cloroform : methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu đã rây qua rây số 355, chiết với ether dầu hoả (TT) trong bình Soxhlet 1 giờ, lấy bã cho bay hết hơi ether dầu hoả rồi chiết tiếp bằng 50 ml methanol (TT). Chiết saponin bằng n-butanol bão hoà nước (TT), cất thu hồi n-butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) được dịch chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sau đó phun thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulffuric, sấy ở nhiệt độ 105 oC trong 10 phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (trên sắc ký đồ xuất hiện 4 vết phát quang màu xanh và 2 vết phát quang màu vàng chanh khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (l=366 nm). Bằng thuốc thử hiện màu xuất hiện 9 vết).

Cách pha thuốc thử vanilin 2% trong ethanol tuyệt đối và acid sulffuric: Hoà tan 2 g vanilin (TT) trong ethanol 96% (TT) vừa đủ 100 ml. Thêm cẩn thận 2 ml acid sulffuric (TT) vào dung dịch vanilin 2% trong ethanol. Dung dịch chỉ pha khi dùng.

Độ ẩm

Không quá 15%.

Tro toàn phần

Không quá 6,0%.

Tro không tan trong acid

Không quá 2,0%.

Tạp chất.

Tạp chất vô cơ: Không quá 1%.

Tỷ lệ các bộ phận khác của cây: Không quá 3%.

Tỷ lệ dược liệu hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn: Không quá 2%.

Kim loại nặng

Không quá 1 ppm Pb; 0,2 ppm Cd; 0,1 ppm Hg; 1,5 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 2,5%.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng nước làm dung môi.

Định lượng

Không nhỏ hơn 3,0 %.

Cân chính xác 5 g bột đã rây qua rây số 355, mỗi mẫu đảng sâm nghiên cứu (đã được xác định độ ẩm). Loại chất béo bằng 50 ml ether dầu hoả (TT), chiết bằng Soxhlet đến khi hết chất béo (khoảng 6 giờ), lấy bã bay hết hơi ether. Chiết tiếp như trên bằng 50 ml cloroform (TT) trong 3 giờ, lấy bã bay hết hơi cloroform. Chiết bằng 50 ml methanol (TT) trong 6 giờ. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm được cắn, thêm 30 ml nước cất để hoà tan cắn. Lắc với  n-butanol bão hoà nước (TT) cho đến khi lớp n-butanol không còn màu. Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằng nước cất. Cất thu hồi n-butanol. Hoà tan cắn bằng 2 ml ethanol 80% rồi chuyển vào một cốc đã được xác định khối lượng trước. Bốc hơi trên cách thuỷ được cắn. Sấy khô cắn ở 105 oC, trong 3 giờ. Cân cắn.

Hàm lượng saponin theo dược liệu khô tuyệt đối được tính theo công thức:

               A x 100

X% = ---------------

                M - d

X: Hàm lượng saponin trong mẫu đảng sâm (%).

A:  khối lượng cắn saponin thu được (g).

d: độ ẩm của mẫu đảng sâm (%).

M: khối lượng dược liệu đem chiết (g).

Hàm lượng saponin toàn phần không nhỏ hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái lát, phơi khô.

Bào chế

Chế với gừng: Loại bỏ tạp chất, ủ mềm, thái phiến, tẩm nước gừng, ủ khoảng 30 phút, sao khô. Tỷ lệ gừng so với dược liệu là 1 : 10 (giã nhỏ gừng tươi, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Cứ 1 kg dược liệu cần 200 ml nước cốt gừng).

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt, tính bình (hơi ôn). Vào kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Cách dùng, liều lượng

Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác trong đơn thuốc Tứ quân, Bát trân thang gia giảm, Thập toàn đại bổ, Sâm linh bạch truật tán, Bổ tỳ, Phì nhi hoàn...

Ngày dùng 20 - 40 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Mộc dược (Myrrha)

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau

Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)

Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Sa nhân (Fructus Amomi)

Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)

Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)

Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.

Chiêu liêu (Cortex Terminaliaen nigrovenulosae)

Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 2% trong acid sulfuric, pha ngay trước khi dùng

Ngưu bàng (Fructus Arctii)

Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát

Cá ngựa (Hippocampus)

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.