- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck), họ Hươu (Cervidae).
Mô tả
Nhung hươu sao (còn gọi là Hoa lộc nhung): Có hình trụ, phân nhánh. Loại có 1 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh đôi”, nhánh chính (nhánh lớn) dài khoảng 17 - 20 cm, đường kính mặt cắt ngang từ 4 - 5 cm; nhánh mọc ra cao hơn mặt cắt khoảng 1cm được gọi là “nhánh phụ” dài từ 9 - 15 cm, đường kính hơi nhỏ hơn nhánh chính. Lớp da mặt ngoài có màu đỏ nâu hoặc màu nâu, thường bóng, được phủ một lớp lông dày, mềm, có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu, phần đầu trên lông dày hơn phần phía dưới, có một gân màu đen xám ở đế giữa nhánh chính và nhánh phụ, da và lông dính sát vào nhau. Mặt cắt có màu trắng hơi vàng, phía ngoài không có xương, phần giữa có nhiều lỗ nhỏ dày đặc. Thể chất nhẹ. Có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.
Loại sừng có 2 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh ba”, nhánh chính dài 23 - 33 cm và có đường kính nhỏ hơn nhánh chính của loại nhánh đôi, hình hơi cong và dẹt, đỉnh hơi nhọn, phần dưới thường có các gân dọc nổi và các u lồi lên. Da có màu vàng hơi đỏ, lông mềm hơi thưa và mập.
Lộc nhung vào mùa thu cũng tương tự như mùa hè, nhưng nhánh lớn dài hơn và không tròn hoặc phần dưới dày hơn phần trên và có nhiều gân dọc. Da màu vàng xám, lông mềm tương đối thô. Phần ngoài của mặt cắt thường bị xương hóa. Thể chất tương đối nặng. Không có mùi tanh.
Định tính
A. Lấy khoảng 0,1 g bột dược liệu, thêm 4 ml nước, đun nóng 15 phút, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt thuốc thử ninhydrin (TT), trộn đều, đun sôi vài phút, màu tím hơi xanh xuất hiện. Lấy 1 ml dịch lọc khác, thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), trộn đều, thêm từng giọt dung dịch đồng sulfat 0,5% (TT), xuất hiện màu tím hơi xanh.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G trộn với natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2 - 0,5%)
Dung môi khai triển: Hỗn hợp dung môi n-butanol - acid acetic băng - nước (3 : 1 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 0,4 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 70% (TT), lắc siêu âm 15 phút, lọc, dịch lọc để chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,4 g bột Lộc nhung (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử được dung dịch đối chiếu Lộc nhung. Hòa tan glycin chuẩn trong ethanol 70% (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml làm dung dịch đối chiếu glycin.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 8 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Lộc nhung và 1 ml dung dịch đối chiếu glycin, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12- 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin 2% trong aceton (TT), sấy ở 105 °C cho đến khi hiện rõ vết.
Trên sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử phải có vết cùng màu, cùng Rf với vết trên sắc ký đồ mẫu đối chiếu lộc nhung và mẫu đối chiếu glycin.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân, cưa lấy Lộc nhung, cưa xong khâu mép mặt cắt lại, treo trên bếp than hồng, vẩy nước nóng vừa phải, quay trở luôn, để khô dần, nhung sẽ không bị nứt. Sấy liên tục 3 - 4 ngày đêm đến khi khô hẳn, cũng có thể sấy nhung đến khô dẻo, lấy dao sắc thái ra từng miếng, tiếp tục sao nhỏ lửa cho khô hẳn.
Bào chế
Lộc nhung phiến: Lấy lộc nhung khô, đốt cháy hết lông, cạo sạch, lấy băng vải cuốn quanh thân nhung. Đổ rượu trắng đã đun nóng vào các lỗ nhỏ mặt miệng nhung đã cưa đến khi nhung mềm hoặc tẩm rượu rồi đồ cho mềm, đem thái ngang thành lát tròn, mỏng, ép phẳng, sấy khô.
Bột lộc nhung: Lấy Lộc nhung hươu, đốt bỏ lông, cạo sạch, cắt thành mảnh nhỏ, nghiền thành bột mịn.
Bảo quản
Để nơi khô, trong bao bì kín, có kèm chất hút ẩm, tránh mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, hàm, ôn. Vào các kinh thận, can.
Công năng, chủ trị
Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc (cơ năng), trẻ chậm liền thóp, lưng gối đau lạnh, gân xương mềm yếu, rong huyết, nhọt lâu ngày không liền miệng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 1 - 2 g, tán bột hoà vào nước thuốc uống. Đầu tiên uống liều nhỏ rồi sau đó tăng dần, không nên uống ngay liều lớn.
Kiêng kỵ
Thực nhiệt âm hư dương thịnh không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)
Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.
Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)
Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)
Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)
Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.
Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)
Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Rong mơ (Sargassum)
Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)
Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.
Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy
Mộc qua (Fructus Chaenomelis)
Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí
Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)
Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.
Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)
Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.