Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

2014-10-24 10:43 PM
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Chiêu liêu (Terminalia chebula Retz.), họ Bàng (Combretaceae).

Mô tả

Dược liệu hình quả trám hoặc hình trứng thuôn, dài 2 - 4 cm, đường kính 2 - 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng hoặc màu nâu thẫm, hơi sáng bóng; có 5 - 6 cạnh dọc và vân nhăn không đều; phần đáy có vết sẹo cuống quả, hình tròn. Chất chắc, thịt quả dày 0,2 - 0,4 cm, màu nâu hơi vàng, hoặc vàng nâu thẫm; hạch quả dài 1,5 - 2,5 cm, đường kính 1 - 1,5 cm, màu vàng nhạt, thô và cứng. Hạt hình thoi hẹp, dài chừng 1 cm, đường kính 0,2 - 0,4 cm, vỏ cứng màu vàng nâu, đôi lá mầm màu trắng, chồng lên nhau và cuộn xoắn lại. Không mùi, vị chua, chát, sau ngọt.

Định tính

A. Ngâm 3 g bột dược liệu trong 30 ml nước, sau 3 giờ, lọc được dung dịch A

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có tủa màu xanh da trời sẫm.

Lấy 2 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử gelatin - natri clorid (TT) sẽ có tủa màu trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai : Cloroform – ethyl acetat - acid formic (6 : 4 : 1)

Dung dịch thử : 3 g bột dược liệu (loại bỏ hạt) thêm 10 ml ethanol (TT), siêu âm trong 20 phút, sử dụng lớp dịch chiết ở trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu : Hoà tan acid galic đối chiếu trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,5 mg trong 1 ml. Hoặc nếu không có acid galic thì dùng 3 g bột Kha tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch sắt (III) clorid 2 % trong ethanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng  vị trí và mầu sắc với vết của acid galic hoặc có các vết cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đố của dung dịch đối chiếu nếu dùng bột Kha tử để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13 %.

Tro toàn phần

Không quá 5,0%.

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 30,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương chiết lạnh. Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hái lấy quả chín vào mùa thu, đông, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bào chế

Kha tử đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập nát.

Thịt quả Kha tử: Lấy Kha tử sạch, ngâm qua nước, ủ mềm, bỏ hạch, phơi thịt quả đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh côn trùng gây hại (sâu, bướm, rệp)

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, sáp, bình. Vào các kinh phế, đại trường.

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 - 6 g, dạng thuốc sắc hay thuốc viên.

Bài viết cùng chuyên mục

Tam thất (Radix Notoginseng)

Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)

Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae)

Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng. Chủ trị: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)

Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)

Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.

Hoàng bá (Cortex Phellodendri)

Thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hoả, giải độc. Chủ trị: Âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm; viêm tiết niệu; tả lỵ thấp nhiệt; hoàng đản; mụn nhọt lở ngứa.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)

Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Hoắc hương (Herba Pogostemonis)

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)

Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm

Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)

Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.