Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)

2014-11-02 10:22 AM
Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân rễ khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata BI.), họ Lan (Orchidaceae).

Mô tả

Thân rễ hình bầu dục hoặc dạng thanh mỏng, quăn lại và hơi cong queo, dài 3 – 15cm, rộng 1,5 – 6cm, dày 0,5 – 2cm. Mặt ngoài màu trắng đến hơi vàng, hoặc nâu hơi vàng, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tang, đôi khi là những cuống noãn màu nâu hiện ra rõ rệt. Đỉnh dược liệu có những chồi hình mỏ vẹt, màu nâu đỏ đến nâu sẫm hoặc có những vết của thân; phía dưới có một vết sẹo tròn. Chất cứng rắn như sừng, khó bẻ gãy, mặt bẻ tương đối phẳng, màu trắng hơi vàng đến màu nâu. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Bột

Bột màu trắng hơi vàng đến màu nâu hơi vàng. Soi dưới kính hiển vi thấy: tế bào mô mềm, hình bầu dục hoặc đa số có hình nhiều cạnh, đường kính 70 - 180 μm; thành dày 3 - 8 μm, hóa gỗ, có lỗ rõ rệt. Tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó hay rãi rác, dài 25 - 75 - 93 μm. Khi ngâm trong thuốc thử tinh bột Smith (TT), thấy các tế bào mô mềm chứa polysacarid gelatin hóa không màu và các tế bào chứa hạt nhỏ hình trứng dài, bầu dục dài hoặc gần hình tròn, cho màu nâu hoặc tía hơi nâu với dung dịch iod. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, đường kính 8 - 30 μm.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước, ngâm trong 4 giờ, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Thêm vào dịch lọc 2 – 4 giọt dung dịch iod (TT), sẽ hiện màu đỏ tím hay màu màu rượu vang đỏ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G 60 F254 dày 0,25 mm.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat - methanol - nước (10 : 1 : 1)

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethyl acetat (TT), lắc siêu âm trong 30 phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Thiên ma (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai   triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Phổ tử ngoại

Lấy 0,2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trong cách thủy khoảng 1 giờ, để nguội, lọc. Cho 1 ml dịch lọc vào bình định mức dung tích 10 ml, thêm ethanol (TT) đến vạch, lắc đều. Đo phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch, phải có cực đại ở khoảng 270 nm (Phụ lục 4.1).

Lấy 1ml dịch lọc trên, cho vào bình định múc 25 ml, thêm ethanol (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều. Phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch này có cực đại ở khoảng 210 - 224 nm (Phụ lục 4.1).

Độ ẩm

Không quá 15%.( Phụ lục 9.6).

Tạp chất

Không quá 3% ( Phụ lục 12.11).

Chế biến

Thu hoạch từ mùa đông đến mùa xuân năm sau, rửa sạch ngay, đồ kỹ, trải mỏng, sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Rửa sạch, ủ mềm hay đồ đến mềm, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, ôn. Quy vào  kinh can.

Công năng, chủ trị

Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 3 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư.

Bài viết cùng chuyên mục

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)

Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)

Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Sơn tra (Fructus Mali)

Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Hạ khô thảo (Spica Prunellae)

Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt

Hương nhu tía (Herba Ocimi sancti)

Có thể phun dung dịch sắt clorid 1 phần trăm trong ethanol, lên bản mỏng khác sau khi khai triển ở hệ dung môi trên, để phát hiện riêng vết eugenol có màu vàng nâu.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)

Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.

Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)

Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.

Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)

Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng