Ngũ bội tử (Galla chinensis)

2014-11-01 12:43 AM

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tổ đã phơi hay sấy khô của ấu trùng sâu Ngũ bội tử (Melaphis chinensis (Bell.) Baker = Schlechtendalia chinensis Bell.) ký sinh trên cây Muối tức cây Diêm phu mộc (Rhus chinensis Muell.), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)

Mô tả

Túi hình trứng (Đỗ bội) hoặc hình củ ấu (Giác bội), phân nhánh nhiều hay ít, nguyên hoặc vỡ đôi, vỡ ba.

Đỗ bội: Hình tròn dài, hoặc hình thoi, dạng nang, dài 2,5– 9cm, đường kính 1,5-4 cm. Mặt ngoài màu nâu xám, hơi có lông tơ mềm. Chất cứng giòn, dễ vỡ vụn. Mặt gẫy có dạng chất sừng, sáng bóng, thành dày 0,2 - 0,3 cm; mặt trong phẳng, trơn, khoang rỗng, có xác chết của ấu trùng, màu nâu đen, và chất bột bài tiết ra, màu xám. Mùi đặc biệt, vị se

Giác bội: hình củ ấu, có phân nhánh, dạng sừng, không đều, lông tơ mềm rõ rệt, thành tương đối mỏng.

Vi phẫu

Biểu bì có nhiều lông che chở, thành dày. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột nhỏ và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Bó libe-gỗ rải rác, đôi khi có ống nhựa đi kèm.

Bột

Màu vàng nâu, vị chát. Soi kính hiển vi thấy lông che chở cấu tạo bởi 1-2 tế bào, dài 70-350 mm. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột, đường kính 10mm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính khoảng 25 mm; ống nhựa ít gặp. Mảnh mạch xoắn.

Định tính

A.  Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 4 ml nước, đun nóng nhẹ, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT), sẽ có tủa đen lơ.

Lấy 1ml dịch lọc trên, thêm 2 giọt dung dịch kali stibi tartrat (TT), sẽ có tủa trắng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng Silica gel GF254 đã hoạt hoá ở 110 oC trong khoảng 1 giờ

Dung môi khai triển:  Cloroform – ethyl acetat – acid formic (5 : 5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 2 ml methanol (TT), siêu âm 15 phút. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử. 

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid galic trong methanol (TT) (1 mg/ml) làm dung dịch đối chiếu hoặc dùng 0,5 g Ngũ bội tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mẫu thử

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho vết có cùng màu sắc và cùng Rf với vết của acid galic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. 

Định lượng

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.

Pha động: Methanol – acid phosphoric 0,1% (15 : 85), điều chỉnh tỷ lệ nếu cần thiết.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu thô (qua rây số 355), thêm 50 ml dung dịch acid hydrocloric 4 mol/l, đun cách thuỷ trong 3,5 giờ, để nguội, lọc. Lấy chính xác khoảng 1 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, pha loãng với methanol 50% (TT) tới vừa đủ thể tích, lắc kỹ.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid galic trong methanol 50% (TT) (0,04 mg /ml), lắc kỹ.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 mm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến ở bước sóng 273 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 – 2,0 ml/phút.

Thể tích tiêm: 10 ml.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn, tính toán số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic chuẩn acid galic phải không được dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C7H6O5 của acid galic chuẩn, tính hàm lượng acid galic (C7H6O5) trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không được ít hơn 50% acid gallic đã bị thuỷ phân tính theo dược liệu khô kiệt

Độ ẩm

Không quá 11% (1g, 105 oC, 5 giờ)

Tro toàn phần

Không quá 2%

Tạp chất

Mảnh lá, mẩu cành: không quá 0,5%

Tỷ lệ vụn nát

Vỡ đôi, vỡ ba: không quá 50%

Mảnh dưới 2 mm: không quá 5%

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, lấy về, luộc qua hoặc đồ cho đến khi mặt ngoài có màu tro, diệt chết nhộng sâu, lấy ra, phơi hoặc sấy khô. Dựa vào hình dạng bên ngoài mà chia ra Đỗ bội hay Giác bội.

Bào chế

Đập vỡ Ngũ bội tử, loại bỏ tạp chất, đem dùng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh dập vỡ vụn nát

Tính vị, quy kinh

Vị chua, chát, mặn. Tính bình. Vào các kinh phế, đại tràng, thận

Công năng, chủ trị

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máu, ngoại thương xuất huyết, nhọt độc, sang độc, ngoài da loét do thấp, phế hư ho lâu ngày, phế nhiệt ho có đờm.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng  4 – 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Ích mẫu (Herba Leonuri japonici)

Hoạt huyết khứ ứ, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Kinh đau, kinh bế, huyết hôi ra không hết, phù thũng đái không lợi.

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)

Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.

Tần giao (Radix Gentianae)

Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)

Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..

Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)

Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

Thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết. Chủ trị: Đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ); cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC