Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

2014-10-20 07:00 PM
Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Dược liệu là lá được phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Lá hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn, dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm. Cuống lá dài 0,5 – 1 cm. Phiến lá nguyên, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía. Có 10 – 12 cặp gân lông chim nổi rõ ở mặt dưới lá, lõm ở mặt trên lá.

Vi phẫu

Phần gân lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới  là một lớp tế bào nhỏ xếp liên tục, kích thước tương đối đều nhau. Nằm sát biểu bì trên và biểu bì dưới là mô dày là những đám tế bào hình trứng, kích thước khác nhau, có thành dầy bắt màu đỏ. Tiếp theo là phần mô mềm, gồm những tế bào có kích thước lớn, không đều nhau, có thành mỏng, xếp lộn xộn, bắt màu hồng. Giữa gân lá là bó libe gỗ, hình cung, cung libe  ở ngoài ôm lấy cung gỗ ở trong.

Phiến lá:Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, có thành ngoài hoá cutin. Dưới biểu bì trên là mô dậu gồm một hàng tế bào hình chữ nhật.

Bột

Bột lá có màu xanh nâu, mùi hắc nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy có: mảnh mô mềm, mạch mạng, mạch xoắn đứng riêng lẻ hay nằm trong các mô, bó sợi, mảnh mô mềm chứa chất màu, tinh thể calci oxalat, tế bào lỗ khí có thể nằm riêng lẻ hay nằm trong biểu bì.

Định tính

A. Cân 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 5 ml ethanol 50% (TT), đun cách thủy trong 5 phút, lọc. Dịch lọc có màu đỏ tía.

B. Cân 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm,  thêm 5 ml ethanol 90% (TT), đun cách thủy trong 5 phút, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, thêm một ít bột magnesi (TT) và vài giọt acid hydrocloric (TT), xuất hiện màu đỏ đậm hơn dung dịch trên.

Tro toàn phần

Không quá 9%.

Tro không tan trong acid

Không quá 2%.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tạp chất

Không quá 2%.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây  3,15 mm: Không quá 3%.

Chế biến

Thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè. Lá hái về được phơi hoặc sấy tới khô.Trước khi dùng sao vàng. Cũng có thể dùng tươi.

Bảo quản

Trong bào bì kín, để nơi thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Vị đắng nhạt, tính mát.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Liều dùng

Ngày dùng 6 – 12 g lá khô (hoặc 20 – 40 g lá tươi), dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm chè.

Kiêng kỵ

Người hay chảy máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)

Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.

Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)

Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)

Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)

Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)

Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Đại hoàng (Rhizoma Rhei)

Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.

Ngô công (Scolopendra)

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)

Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.

Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)

Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)

Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.

Long nhãn (Arillus Longan)

Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)

Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.