- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Sài hồ (Radix Bupleuri)
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bắc sài hồ (Bupleurum chinensis DC.) hoặc cây Hoa nam Sài hồ (Bupleurum scorzonerifolium Willd.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Mô tả
Bắc Sài hồ: Rễ hình trụ hoặc hình nón thon dài, dài 6-15 cm, đường kính 0,3-0,8 cm, đầu rễ phình to, ở đỉnh còn lưu lại gốc thân, dạng sợi ngắn. Phần dưới phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu nhạt, có vết nhăn dọc, vết sẹo của rễ con và lỗ vỏ. Chất cứng và dai, khó bẻ gẫy, mặt gẫy có những lớp sợi, vỏ màu nâu nhạt, phần gỗ màu trắng vàng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Hoa nam Sài hồ: Rễ tương đối nhỏ, hình nón, đầu rễ có gốc thân còn sót lại. Đầu rễ to hơn, đường kính có thể tới 1,5 cm, đoạn cuối rễ dài, thon hơn. Phần dưới thường ít hoặc không phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu đen, đôi khi có nếp nhăn sâu. Nơi sát đầu rễ thường có vân lưới tròn, ngang, nhô lên, nằm sít nhau. Chất hơi mềm, dễ bẻ gẫy. Mặt gẫy không có sợi, hơi phẳng. Mùi ôi khét.
Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều lớp tế bào xếp đồng tâm và xuyên tâm, có nhiều chỗ rách. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình nhiều cạnh dẹp, rải rác bên trong là những ống tiết (đôi khi còn sót lại chất tiết màu vàng nâu). Libe họp thành từng tia do bị ngăn cách bởi các tia gỗ to. Gỗ cấu tạo bởi nhiều vòng tròn đồng tâm gồm gỗ cấp II phát triển và gỗ cấp I còn tồn tại. Vòng gỗ trong cùng bao quanh phần tuỷ. Phần tuỷ là mô mềm cấu tạo bởi những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác bên trong là các ống tiết xếp khá đều đặn trên một vòng tròn.
Bột
Bột có màu vàng nâu, mùi thơm đặc trưng, vị nhạt hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm những tế bào hình nhiều cạnh, có thành dày. Mảnh mô mềm có chứa chất tiết. Tế bào mô cứng có thành dày, có lỗ trao đổi rõ. Nhiều hạt tinh bột thường xếp thành đám. Khối chất màu đỏ.
Định tính
A. Lắc mạnh 0,5 g bột dược liệu với 10 ml nước, cho bọt bền.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Ethyl acetat - ethanol - nước (8 : 2 : 1)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô, thêm 20 ml methanol (TT), đun hồi lưu ở 80 oC trong khoảng 1 giờ, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc còn khoảng 5 ml, được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 0,5 g bột Sài hồ (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sau đó phun dung dịch p-dimethyl amino benzaldehyd 5% trong acid sulfuric 40% (TT). Sấy bản mỏng ở 60°C cho tới khi xuất hiện vết. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tự nhiên. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12%.
Tạp chất
Thân, lá còn sót lại: Không quá 10%
Tạp chất khác: Không quá 1%
Tro toàn phần
Không quá 8%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 11,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu đào lấy rễ, cắt bỏ thân, lá trên mặt đất, rũ sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Sài hồ phiến: Loại bỏ tạp chất và phần sót lại của thân, lá, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.
Thố Sài hồ (Sài hồ sao dấm): Lấy Sài hồ thái lát, cho dấm vào trộn đều ủ cho đến khi dấm thấm hết vào lõi, cho vào chảo, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. Dùng 12 lít dấm cho 100 kg Sài hồ.
Bảo quản
Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Khổ, tân, vi, hàn. Quy vào các kinh: can, đởm, tâm bào, tam tiêu.
Công năng, chủ trị
Hoà giải biểu lý, sơ can, thăng dương. Chủ trị: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 3 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Không dùng cho người can dương thượng thăng, âm hư hoả vượng.
Chú ý
Thân rễ cây Sài hồ lá dài (Bupleurum longiradiatum Turcz) bề ngoài phủ nhiều mấu tròn hàng năm là rất độc và không thể dùng làm vị thuốc Sài hồ được.
Bài viết cùng chuyên mục
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae)
Tinh thể calci oxalat hình kim, xếp thành bó, dài 90 – 210 µm. các tế bào mô mềm hình bầu dục hoặc hình chữ nhật, thành hơi dày, có lỗ rõ rệt.
Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)
Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Cà độc dược (Flos Daturae metelis)
Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.
Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)
Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.
Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)
Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Sáp ong (Cera alba, Cera flava)
Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)
Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm
Hoắc hương (Herba Pogostemonis)
Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.
Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)
Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.
Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)
Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.
Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae)
Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)
Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.