- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân, cành mang lá đã phơi hay sấy khô của cây Mò hoa trắng (Clerodendrum philippinum var. symplex Wu et Fang), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả
Dược liệu còn nguyên: Đoạn thân non vuông, đoạn thân già tròn, dài 20 - 40 cm, đường kính 0,3 - 0,8 cm, có lông vàng nhạt. Thân chia thành nhiều gióng dài 4 - 7 cm, quanh mấu có một vòng lông tơ mịn. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, dài 10 - 20 cm, rộng 8 - 15 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, có ít lông cứng và ở mặt dưới thường có tuyến nhỏ tròn, màu vàng, gân lá nổi rõ, gân phụ có hình mạng lưới, cuống lá phủ nhiều lông. Lá vò có mùi hăng đặc biệt. Cụm hoa do các xim nhỏ tập hợp thành chuỳ ở đỉnh thân, phủ dầy lông màu hung, dài 11 - 15 cm. Lá bắc hình trái xoan hoặc hình mũi mác. Hoa màu trắng hoặc vàng ngà. Nhị và vòi nhụy thò dài. Quả hạch hình cầu, đen bóng, có tồn tại lá đài màu đỏ.
Dược liệu đã cắt đoạn: Đoạn thân, cành lá được cắt thành đoạn dài khoảng 1 cm.
Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở đa bào, có 3 - 8 tế bào. Lông tiết đa bào nằm sâu trong biểu bì, chân ngắn, đầu to, tròn, gồm 6 - 8 tế bào xếp xoè ra, ngoài có lớp cutin bao bọc, phồng lên hình đầu. Tuyến tiết đa bào to, hình đĩa, nằm sát biểu bì. Mặt dưới gân chính lồi nhiều hơn. Hai đám mô dày ở 2 chỗ lồi của gân chính. Có 9 - 11 bó libe - gỗ xếp thành một vòng tròn ở gân giữa. Libe ở bên ngoài, gần như nối liền nhau. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật, thường ở mô mềm ruột của gân giữa. Mô giậu gồm một hàng tế bào.
Bột
Màu lục xám, mảnh lông che chở, lông tiết đa bào nhìn thẳng từ trên xuống có hình tròn, nhìn nghiêng đầu to, chân bé, tuyến tiết hình đĩa đa bào, có khi vỡ thành từng mảnh. Mảnh biểu bì dưới có nhiều lỗ khí gồm 2 - 4 tế bào kèm, có khi có cả lông tiết và vết tích lông che chở. Lỗ khí bị tách riêng. Tinh thể calci oxalat hình khối vuông hoặc hình khối chữ nhật. Mảnh mô mềm gân lá gồm các tế bào hình chữ nhật.
Định tính
Lấy 3 g bột lá cho vào bình nón có nút mài, dung tích 100 ml. Thêm 1 ml dung dịch amoniac 10% (TT). Trộn đều. Thêm vào bình 20 ml cloroform (TT), lắc nhẹ 10 phút, để yên trong 1 giờ, lọc dịch chiết vào 1 bình gạn, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lắc nhẹ vài phút, để lắng. Gạn lấy lớp dung dịch acid cho vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ có kết tủa màu vàng cam.
Độ ẩm
Không quá 13 %.
Tạp chất
Không quá 1 %.
Tro toàn phần
Không quá 8 %.
Chế biến
Thu hái cành lá quanh năm, tốt nhất vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Khi dùng thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Có thể nấu cao đặc.
Bảo quản
Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh
Vị đắng, mát. Vào các kinh tâm, tỳ, can, thận.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 12 - 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)
Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Ô đầu (Radix Aconiti)
Khu phong, trừ thấp tý, ụn kinh chỉ thống. Chủ trị: Dùng trị đau khớp, tê mỏi cơ.
Hạ khô thảo (Spica Prunellae)
Thanh nhiệt giáng hoả, minh mục, tán kết, tiêu sưng. Chủ trị: Tăng huyết áp, mắt đỏ sưng đau, đau con ngươi, chảy nước mắt do viêm tuyến lệ, nhức đầu, chóng mặt
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)
Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.
Núc nác (Cortex Oroxyli)
Thanh nhiệt, lợi thấp. Chủ trị: Hoàng đản mẩn ngứa dị ứng, viêm họng, đái buốt, đái đục, đái đỏ do bàng quang thấp nhiệt.
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)
Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.
Đậu xanh (Semen Vignae aurei)
Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.
Long nhãn (Arillus Longan)
Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, hay quên, mất ngủ, huyết hư.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)
Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Muồng trâu (Folium Senna alatae)
Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.
Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)
Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Quế cành (Quế chi, Ramunlus Cinnamomi)
Giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hoá khí. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù đái không thông lợi.
Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)
Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.