- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Phục linh (Bạch linh, Poria)
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos (Schw.) Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông.
Mô tả
Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi.
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Bột
Màu trắng tro, có những khối sợi nấm dạng hạt không đều và những khối phân nhánh, không màu, nhỏ dung dịch cloral hydrat, sẽ tan dần. Soi kính hiển vi thấy: sợi nấm không màu hoặc màu nâu nhạt, mảnh dẻ, nhỏ, dài, hơi cong, phân nhánh, đường kính 3-8 µm, ít khi có sợi nấm đường kính tới 16 µm.
Định tính
A. Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 5 ml aceton (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thuỷ đến cạn. Hoà tan cặn trong 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm 1 giọt acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ nhạt, sau chuyển thành màu xanh.
B. Nhỏ 1 giọt dung dịch iod- iodid (TT) lên bột dược liệu sẽ có màu đỏ thẫm.
Độ ẩm
Không quá 12,0 %.
Tạp chất
Không quá 1%.
Tỷ lệ vụn nát
Tỷ lệ qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5%.
Chế biến
Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.
Bào chế
Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Nơi khô mát tránh ẩm, vụn nát.
Tính vị, qui kinh
Cam, đạm, bình. Quy vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị.
Công năng, chủ trị
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 9 - 15g, phối ngũ trong các bài thuốc.
Kiêng kỵ
Âm hư thấp nhiệt không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)
Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.
Diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa, Herba Phyllanthi urinariae)
Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.
Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Thạch hộc (Herba Dendrobii)
Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Tần giao (Radix Gentianae)
Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.
Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)
Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)
Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Đậu ván trắng (Semen Lablab)
Kiện tỳ hoà trung, giải thử hoá thấp, giải độc rượu.Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả, say rượu.
Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)
Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.
Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.
Cối xay (Herba Abutili indici)
Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.
Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)
Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.