- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ củ tươi hay sấy khô của cây Địa hoàng [Rhemannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.], họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Mô tả
Sinh địa hoàng (Địa hoàng tươi) : Hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Vỏ ngoài mỏng, mặt ngoài mầu vàng đỏ nhạt, có vết nhăn dài, cong và có vết tích của mầm. Lỗ vỏ dài nằm ngang, có các vết sẹo không đều. Chất thịt, dễ bẻ, trong vỏ rải rác có các chấm dầu mầu trắng vàng hoặc đỏ cam, phần gỗ mầu trắng vàng với các dãy mạch xếp theo kiểu xuyên tâm. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt đắng.
Can địa hoàng (Địa hoàng khô): Củ khô hình dạng không đều hoặc hình thuôn, khoảng giữa phình to, hai đầu hơi nhỏ, dài 6 – 12 cm, đường kính 3 – 6 cm. Loại củ nhỏ hình dải hơi dẹt, cong queo hoặc xoắn lại, mặt ngoài mầu nâu đen hoặc xám nâu, nhăn nheo nhiều, có các đường vân lượn cong nằm ngang không đều. Thể nặng, chất tương đối mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt bẻ mầu nâu đen hoặc đen bóng, dính, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt.
Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm bao gồm các tế bào thành mỏng, các tế bào tiết với chất tiết màu hồng. Trong libe cũng có tế bào tiết nhưng ít gặp hơn. Libe-gỗ cấp 2 khá phát triển. Mạch rây gần tầng sinh libe-gỗ. Tầng sinh libe-gỗ xếp thành vòng liên tục. Gỗ cấp 2 chạy vào đến tâm, gồm những bó gỗ thưa và phân cách bởi tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào.
Bột
Can địa hoàng : Bột mầu nâu thẫm. Mảnh bần mầu nâu nhạt, nhìn từ mặt bên gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, tế bào mô mềm gần tròn, tế bào tiết chứa giọt dầu mầu vàng cam hay đỏ cam, mạch mạng đường kính tới 92 μm.
Định tính
A. Cho 0,5 g củ sinh địa cắt nhỏ vào 1 bình nón 50 ml, thêm 25 ml nước nóng, đun tiếp trên cách thuỷ trong 30 phút. Lọc lấy 5 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling A (TT) và 1 ml thuốc thử Fehling B (TT), đun cách thuỷ trong 30 phút, sẽ thấy xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel GF254
Dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (14 : 6 : 1)
Dung dịch thử: Lấy 2 g dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), đun hồi lưu cách thủy 1 giờ, lọc lấy dịch lọc và cô còn khoảng 5 ml.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Địa hoàng (mẫu chuẩn), chiết cùng điều kiện như của dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng 1 bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, để khô ở nhiệt độ phòng, phun thuốc thử anisaldehyd (TT) và sấy ở 105 oC trong 5 - 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 16%.
Tạp chất
Không quá 2%.
Tro toàn phần
Không quá 5%.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch, dùng tươi là Sinh địa hoàng hoặc sấy rễ củ từ từ cho khô là Can địa hoàng.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, rửa sạch Sinh địa hoàng, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Sinh địa hoàng: Vùi trong cát, tránh giá lạnh khô cứng.
Can địa hoàng: Để nơi thoáng, khô, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Sinh địa hoàng: Cam, khổ, hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.
Can địa hoàng: Cam, hàn. Vào các kinh tâm, can, thận.
Công năng, chủ trị
Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).
Can địa hoàng: Tư âm dưỡng huyết. Chủ trị: Huyết hư gây nóng sốt, nôn máu, máu cam, băng huyết, kinh nguyết không đều, động thai.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 12 - 24 g. Dạng thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)
Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Ô dược (Radix Linderae)
Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.
Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)
Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.
Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)
Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm
Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae)
Nếu dùng dùng dung dịch đối chiếu là dịch chiết của vỏ Mộc hoa trắng thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu
Sài hồ (Radix Bupleuri)
Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.
Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)
Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Sáp ong (Cera alba, Cera flava)
Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được
Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)
Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút
Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)
Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.
Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)
Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.
Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)
Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.
Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)
Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.
Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
Hạt đào (Semen Pruni)
Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)
Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.
Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)
Bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)
Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.
Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)
Tả can minh mục, an thần, nhuận tràng. Chủ trị: Đau mắt đỏ, sợ ánh sáng, mắt mờ, chảy nước mắt (sao vàng), đại tiện bí kết (dùng sống), mất ngủ (sao đen).