Địa long (Giun đất, Pheretima)

2014-10-20 06:23 PM
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Địa long hay Giun đất là thân khô của con Giun (Pheretima aspergillum (E. Perrier), Pheretima vulgaris Chen., Pheretima guillelmi (Michaelsen), hay Pheretima pectinifera) , họ Cự dẫn (Megascolecidae). Loại đầu tiên là Quảng địa long, 3 loại còn lại là Hồ địa long.

Mô tả

Khoan Địa long: Là những lát mỏng có dạng như mái ngói, cong, bìa hơi cuộn, dài 15 – 20 cm, rộng 1 – 2 cm. toàn thân chia thành nhiều đốt. Mặt ngoài phần lưng có màu nâu đến xám tím, ở phần bụng có màu nâu vàng nhạt. Lỗ sinh thực nằm ở đốt thứ 14 – 16, màu tương đối sáng. Thắt lại ở phần đầu, bè ra và tròn ở phần đuôi. Lông tơ ngắn, thô và rất cứng, màu hơi sáng. Lỗ sinh thực đực nằm ở phần nhô ra ở phần bụng của đốt thứ 18, phía ngoài được bao quanh bởi nhiều vòng cấu tạo từ những nếp nhăn cạn trên da, có 1 - 2 dãy khối u nhỏ ở hai bên của phần trước, mỗi bên có khoảng 10 – 20 cái, số lượng thay đổi. Lỗ nang thụ tinh gồm 2 đôi gồm 2 đôi ở giữa đốt 7/8 – 8/9, vòng sinh thực chiếm giữa các đốt 5 - 11 hình đai yên ngựa. Thể chất nhẹ, dai, khó bẻ gãy. Mùi hôi khó chịu, vị hơi mặn.

Hậu Địa long: Dài 8 – 15 cm, rộng 0,5 – 1,5 cm, toàn thân chia thành nhiều đốt. Phần lưng màu nâu đến nâu vàng, phần bụng màu nâu vàng sáng, 3 đôi lỗ nang thụ tinh ở đốt 6/7 – 8/9. Lỗ sinh thực cái ở đốt 14 – 16, màu tương đối sáng. Một đôi lỗ sinh thực đực nằm ở đốt thứ 18.

Loài Pheretima vulgaris có lỗ sinh thực lộ ra hoàn toàn, có hình bông cải hoặc hình dương vật, loài Pheretima guillelmi chẻ theo chiều dọc, loài Pheretima pectinifera có một hay nhiều lỗ sinh thực đực với một hay nhiều nhú ở bên trong.

Bột

Bột có màu xám hay vàng xám. Sợi cơ có sọc không màu hay màu nâu nằm rải rác hay dính đôi, đường kính 4 – 25 μm mép thường không thẳng. Tế bào biểu bì màu nâu vàng, tế bào mô mềm chứa các hạt chất màu nâu sẫm.

Thỉnh thoảng có lông tơ thường bị vỡ nằm rải rác, màu nâu nhạt hay vàng nâu đường kính 24 – 32μm, đầu to, ngắn.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: n-Butanol– acid acetic băngnước (4 :1: 1).

Dung dịch thử: đun sôi 1 g dược liệu trong 10 ml nước, để nguội, ly tâm lấy phần dung dịch trong dùng làm dung dịch  chấm sắc ký

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan các chất chuẩn đối chiếu lysin (ĐC), leucin (ĐC) và valin (ĐC), trong nước để có các dung dịch lần lượt có hàm lượng là 1 mg, 1mg và 0,5 mg.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy tấm sắc ký ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin (TT) sấy bản mỏng ở 105 oC cho đến khi xuất hiện vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng gíá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254

Dung môi khai triển: Toluen – methanol (95 : 5 )

Dung dịch thử: Lấy 1 g dược liệu cho vào 20 ml cloroform (TT), siêu âm trong 20 phút, lọc, để bay hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml  cloroform (TT), dùng làm dung dịch  chấm sắc ký

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g loài Pheretima tương (mẫu chuẩn) ứng tiến hành giống như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy tấm sắc ký ra để khô ở nhiệt độ phòng, soi dưới ánh sáng tử ngọai có bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng màu sắc và cùng gíá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Không quá 5%.

Kim loại nặng

Không quá 30 ppm.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 16,0%.

Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh, dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Loài Quảng địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Dùng lá Nghể răm ngâm nước, đổ lên mặt đất, bắt lấy Giun đất bò lên. Loại bỏ những con giun đất có bệnh. Kẹp thẳng Giun đất vào que nứa, mổ bụng ngay lập tức, moi bỏ phủ tạng và đất, lau sạch, phơi khô hay sấy ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn và phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Hàm, hàn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế, bàng quang.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh mạch, định suyễn, lợi thuỷ. Chủ trị: sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 4,5 – 9 g, dùng dạng bột hay phối ngũ trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người hư hàn.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)

Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Mộc thông (Caulis Clematidis)

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Nha đàm tử (Xoan rừng, Fructus Bruceae)

Thanh nhiệt, giải độc, triệt ngược, chỉ lỵ, hủ thực. Chủ trị: Lỵ amib, sốt rét, dùng ngoài chữa hạt cơm, chai chân.

Thân tía tô (Tô ngạnh, Caulis Perillae)

Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

Đạm trúc diệp (Herba Lophatheri)

Thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu. Chủ trị: Nhiệt bệnh, khát nước, tâm nóng bứt rứt, lở miệng, lưỡi, tiểu tiện đỏ, rít, đái rắt.

Tầm gửi (Herba Loranthi)

Khu phong trừ thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa. Chủ trị: Đau lưng, tê đau gân cốt, viêm thận mạn tính, động thai, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa.

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)

Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Mộc hương (Radix Saussureae lappae)

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy