Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

2014-11-02 10:19 AM
Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thiên trúc hoàng là cặn khô từ chất tiết trong thân cây nứa (Bambusa textilis McClure hoặc Schizostachyum chinense Rendle), họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Cặn tạo thành là những khối có hình dáng và kích thước không nhất định, màu xanh xám, hơi vàng, trắng xám hoặc trắng, trong mờ và hơi bóng láng. Thể chất cứng, khó bẻ gẫy, dễ hút ẩm. Không mùi, khi nếm thấy dính vào lưỡi.

Định tính

Vô cơ hóa hoàn toàn khoảng 1 g dược liệu, hòa cắn với nước, lọc lấy phần tan. Lấy 2 ml dịch lọc thêm  2 ml ammoni molybdat (TT), lắc đều, Thêm 1ml sắt (II) sulfat (TT), dung dịch sẽ có màu nâu đen sau 5 phút sẽ chuyển thành màu xanh dương bền.

Độ ẩm

Không quá 10 %.

Tạp chất

Không quá 0.5 %.

Chỉ số thể tích

Cho 10 g bột dược liệu cỡ trung bình và ống đong, thể tích, không nhỏ hơn 35 ml.

Hệ số hút nước

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, để yên một lát (khoảng 3 phút), lọc qua giấy lọc đã thấm ẩm, dịch lọc không được quá 44 ml.

Tro toàn phần

Không thấp hơn 80%.

Chế biến

Thu thập dược liệu vào mùa thu và mùa đông. Lấy những cục chất tiết màu trắng đục hoặc trắng trong ở những đốt cây tre bị đốt cháy. Loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Đựng trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Cam, hàn, quy kinh tâm.

Công năng, chủ trị

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày 3- 9 g, phối ngũ trong các bài thuốc.

Bài viết cùng chuyên mục

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Hoắc hương (Herba Pogostemonis)

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Diên hồ sách (Tuber Corydalis)

Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Lá mã đề (Folium Plantaginis)

Thanh nhiệt trừ đờm, lợi tiểu thông lâm, chỉ huyết. Dùng trị ho viêm amidan, viêm phế quản; viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện; chảy máu cam, nôn ra máu

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Khiêm thực (Semen Euryales)

Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.

Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Xích thược (Rễ, Radix Paeoniae)

Chủ trị Ôn độc phát ban, ỉa máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, can uất, sườn đau, kinh bế, hành kinh đau bụng, hòn cục trong bụng, sưng đau do sang chấn nhọt độc sưng đau.

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)

Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.

Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei)

Chủ trị Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ

Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)

Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Dạ cẩm (Herba Hedyotidis capitellatae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ thống tiêu viêm, lợi tiểu. Chủ trị: Các bệnh viêm loét dạ dày, lở miệng lưỡi, viêm họng, lở loét ngoài da.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cối xay (Herba Abutili indici)

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.