- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Sài đất (Herba Wedeliae)
Sài đất (Herba Wedeliae)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phần trên mặt đất còn tươi hoặc phơi hay sấy khô của cây Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả
Những đoạn thân ngắn không đều, mang lông cứng. Lá mọc đối gần như không có cuống. Phiến lá hình bầu dục thon, hai đầu hơi nhọn, dài 1,5 - 5 cm, rộng 0,8 - 2 cm. Hai mặt có lông nhám, mặt trên màu lục xám, có đốm trắng, mặt dưới màu nhạt hơn. Gân chính và cặp gân phụ đầu tiên nổi rõ. Mép lá có 3 - 5 đôi răng cưa rất thưa và nông. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở ngọn cành, cuống cụm hoa dài 5 - 10 cm. Hoa ở vòng ngoài hình lưỡi nhỏ, đơn tính (hoa cái), hoa ở giữa hình ống, lưỡng tính. Dược liệu có mùi hơi thơm. Vị hơi mặn.
Vi phẫu
Lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới có lông che chở gồm 3 - 6 tế bào chứa nang thạch, gốc hơi phình to, đầu nhọn. Mặt ngoài lông che chở xù xì, trừ tế bào đầu lông nhọn và nhẵn. Rất hiếm loại lông nhẵn. Biểu bì ở lá non có thể mang lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào.
Phần gân giữa: Tương ứng với hai phần lồi của gân chính có hai đám mô dày ở ngay sát lớp biểu bì. ở giữa có một bó libe - gỗ chính, có thể kèm theo một hoặc 2 bó libe - gỗ phụ, có cấu tạo giống libe - gỗ chính nhưng nhỏ hơn. Bó libe - gỗ có kèm 2 đám mô dày ở phía trên và dưới, libe xếp sát mô dày bên dưới, gỗ gồm một số mạch gỗ xếp sát đám mô dày phía trên.
Phần phiến lá: Mô giậu nằm sát biểu bì trên, có một hoặc hai lớp tế bào hình chữ nhật, xếp dọc, sát nhau. Dưới mô giậu là mô khuyết.
Bột
Có nhiều lông che chở, nguyên vẹn hoặc gãy thành từng đoạn. Mỗi lông có 3 - 6 tế bào chứa nang thạch, đầu nhọn, gốc hơi phình to, chứa chất màu vàng nhạt. Mặt ngoài lông xù xì. Riêng tế bào ở đầu lông nhọn. Lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào (rất ít). Mảnh biểu bì gồm những tế bào thành hơi nhăn, thường có kèm lỗ khí và lông che chở. Lỗ khí có 3 - 4 hoặc 5 - 6 tế bào kèm (kiểu hỗn bào). Nơi chân lông che chở dính với biểu bì có khoảng 11-15 tế bào biểu bì xếp toả như hình hoa thị. Mảnh mạch mạng, mạch chấm, mạch xoắn. Sợi thành dày, khoang rộng. Tế bào mô dày hình nhiều cạnh, có ống trao đổi. Mảnh cánh hoa gồm tế bào thành mỏng hơi nhăn. Hạt phấn hoa hình cầu, màu vàng, mặt ngoài xù xì, có thể nhìn thấy rõ 3 lỗ nảy mầm ở một số hạt phấn.
Định tính
Cho khoảng 5 - 6 g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình nón 250 ml, thêm khoảng 50 ml ethanol 90% (TT). Lắc đều. Đun hồi lưu trong 30 phút. Lấy dịch lọc cô cách thuỷ còn khoảng 5 - 6 ml để làm các phản ứng sau:
A. Lấy 1 - 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT): dung dịch từ màu xanh chuyển sang đỏ cam, để lâu màu nhạt dần.
B. Lấy 1 - 2 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri carbonat 10% (TT), 3 - 4 ml nước, đun sôi, để nguội, thêm 3 giọt thuốc thử diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ thẫm.
C. Nhỏ lên giấy lọc 1 - 2 giọt dịch lọc đã cô. Thêm 1 giọt dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (TT). Để khô. Quan sát dưới ánh đèn tử ngoại sẽ thấy huỳnh quang màu vàng nhạt (so sánh với vết dịch lọc trên giấy không nhỏ dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol).
Độ ẩm
Không quá 15%.
Tro toàn phần
Không quá 20%.
Tỷ lệ vụn nát
Qua rây có kích thước lỗ mắt rây 4 mm: Không quá 5%.
Tạp chất (Phụ lục 12.11).
Tỷ lệ lá biến màu (cháy đen): Không quá 1%
Tỷ lệ gốc rễ còn sót lại: Không quá 1%.
Chế biến
Thu hái quanh năm. Cắt những đoạn thân trên mặt đất, loại bỏ rác bẩn, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.
Tính vị, quy kinh
Vi hàm, vi khổ, lương. Vào ba kinh: Tâm, phế, vị.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 20 - 40 g, dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Bài viết cùng chuyên mục
Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis)
Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng và đầu gối đau, thiếu âm phục phong, đầu thống.
Mộc dược (Myrrha)
Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh, Chủ trị Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)
Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.
Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)
Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.
Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)
Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae)
Hoạt huyết thông kinh, mạnh gân cốt, bổ can thận. Chủ trị: Dùng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)
Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất
Diên hồ sách (Tuber Corydalis)
Hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau ngực, sườn, thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
Lá lốt (Herba Piperis lolot)
Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.
Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)
Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.
Vông nem (Lá, Folium Erythrinae)
Lấy 2 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc, rồi cho vào bình 15 - 20 ml cloroform, lắc nhẹ, đặt trên cách thuỷ sôi trong 2 - 3 phút.
Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)
Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.
Mật ong (Mel)
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc
Ngô công (Scolopendra)
Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Kim ngân hoa (Flos Lonicerae)
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)
Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn