Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

2014-10-07 09:56 AM

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., Syn. Menispermum fenestratum Gaertn.), họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả

Thân hình trụ tròn, đường kính 2 cm trở lên, gần thẳng hoặc hơi cong, đôi khi có bướu phình to. Mặt ngoài màu vàng đất hoặc nâu, có khi loang lổ, nhiều vết nhăn dọc, nông, đôi khi có vết sẹo tròn do vết tích của cành con. Mặt cắt ngang để lộ lớp vỏ mỏng, vòng gỗ dày chiếm khoảng 4/5 đường kính thân, màu vàng rơm, có tia hình nan hoa bánh xe, lỗ chỗ nhiều chấm nhỏ (mạch gỗ). Chất cứng khó bẻ, không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Lớp bần tế bào hình chữ nhật dẹt xếp đều đặn. Mô mềm vỏ rải rác có nhiều đám tế bào mô cứng, thành dày, có ống trao đổi. Đám sợi đứng trước libe (cách vòng mô cứng), vòng mô cứng ngoài liên tục, bao lên đầu các đám libe hình bán nguyệt. Tầng sinh gỗ. Gỗ cấp 2, mạch gỗ tròn to, tế bào mô mềm gỗ thành dày. Tia tuỷ rộng. Vòng mô cứng trong liên tục gồm tế bào thành dày có vân đồng tâm, trong tuỷ rải rác có tế bào mô cứng riêng lẻ.

Bột

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có. Hạt tinh bột hình chuông đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba, đường kính 8 - 10 mm. Tinh thể calci oxalat hình que nhỏ, dài khoảng 8 mm rải rác trong mô mềm hình chữ nhật, thành mỏng, đôi khi có tinh thể calci oxalat hình lăng trụ trong khoang tế bào mô cứng.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tạp chất

Dược liệu bị biến màu: Không quá 2%.

Tỉ lệ thân đường kính dưới 2 cm: Không quá 2%.

Tạp chất khác: Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 6,0%.

Định tính

A. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước ngâm khoảng 2 giờ, lọc lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm khác, nhỏ thêm 1 ml acid sulfuric (TT), để nguội, nhỏ từ từ theo thành ống 1 ml nước brom bão hoà (TT), ở giữa hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ sẫm.

B. Lấy 0,10 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml ethanol 90%(TT), ngâm 10 - 15 phút, lấy 1 - 2 giọt dịch ethanol này nhỏ lên bản kính, hơ nóng nhẹ đến gần khô, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT), đậy lá kính, để yên 5 - 10 phút, soi kính hiển vi thấy nhiều tinh thể hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.

C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột dược liệu phát quang màu vàng sáng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel GF254 

Dung môi khai triển: Hỗn hợp dung môi gồm  n-Butanol – acid acetic - nước (7 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Lấy 0,10 g bột dược liệu, thêm 5 ml  ethanol 90% (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 30 phút. Lọc,  được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan berberin clorid vào ethanol 90% (TT) thành dung dịch có nồng độ 0,1%.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí, phun lên bản mỏng thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu đỏ cam và cùng giá trị Rf với vết berberin đạt được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu (qua rây có kích thước mắt rây 1 mm), cho vào bình nón nút mài có dung tích 100 ml (song song xác định độ ẩm), thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 25% (TT), dùng đũa thuỷ tinh trộn đều, đậy nút, để ở nhiệt độ phòng 2 giờ, thêm vào bình 50 ml ether (TT), lắc 15 phút rồi để yên 17 giờ, lắc 15 phút, lọc qua giấy lọc vào bình định mức có dung tích 50 ml, tráng bình và giấy lọc bằng ether (TT), thêm ether (TT) đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dịch chiết ether, cho vào bình lắng gạn có dung tích 50 ml và tiến hành chiết berberin bằng dung dịch acid sulfuric 2% (TT) ba lần với 20, 10, 10 ml. Gộp dịch chiết acid vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều và đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm.

Dung dịch chuẩn: Dung dịch berberin 0,2% trong dung dịch acid sulfuric 2% (dung dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A (tương đương với 2 mg berberin chuẩn) cho vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid sulfuric 2% (TT) đến vạch, lắc đều, đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm.

Mẫu trắng là dung dịch acid sulfuric 2% (TT).

Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.

Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn.

a: Lượng cân dược liệu (g).

b: Độ ẩm dược liệu.

Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 1,5% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy khô 50 – 60 oC.

Bào chế

Rửa sạch, thái thành lát mỏng, phơi, hoặc sấy khô 50- 60 oC. Có thể dùng để tán bột và chiết xuất.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Quy vào kinh tỳ, vị, can, đởm, đại tràng.

Công năng

Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Chủ trị: Viêm ruột, ỉa chảy, viêm túi mật, viêm gan.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10 – 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Thiên niên kiện (Rhizoma Homalomenae)

Trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ trị: phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Cải củ (Semen Raphani sativi)

Tiêu thực trừ trướng, giáng khí hóa đờm. Chủ trị: Ăn uống đình trệ, thượng vị đau trướng, đại tiện bí kết, tiêu chảy, kiết lỵ, đờm nghẽn, ho suyễn.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Hoắc hương (Herba Pogostemonis)

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)

Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Mộc hương (Radix Saussureae lappae)

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Tô mộc (Gỗ, Lignum Sappan)

Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống. Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)

Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Miết giáp (Mai ba ba, Carapax Trionycis)

Dùng điều trị âm hư phát sốt, lao nhiệt nóng trong xương, hư phong nội động, phụ nữ kinh bế, trưng hà, sốt rét lâu ngày có báng, gan lách to

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)

Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.

Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.