Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

2014-10-31 12:24 PM
Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quả chín nảy mầm phơi khô của cây lúa Đại mạch (Hordeum vulgare L.), họ Lúa (Poaceae).

Mô tả

Mạch nha hình thoi dài 8 - 12 mm, đường kính 3 - 4 mm, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên lưng có mày bao quanh với 5 đường gân và râu dài đã gẫy rụng. Phía bụng được bao trong mày hoa, bóc bỏ vỏ ngoài thấy mặt bụng có một rãnh dọc, phần dưới mọc ra mầm non và rễ con, mầm non dài dạng mũi mác, dài 0,5 cm với vài sợi rễ nhỏ cong queo. Chất cứng, mặt bẻ gẫy màu trắng có tinh bột. Không mùi, vị hơi ngọt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng : Silica gel GF254

Dung môi khai triển : Benzen - cloroform ( 50 : 50)

Dung dịch thử: Lấy 10 g bột dược liệu vào bình nón 100 ml, thêm 30 ml ethanol (TT), siêu âm trong 40 phút, lọc. Thêm vào dịch lọc 1,5 ml dung dịch kali hydroxyd 50 % (TT), đun trong hồi lưu cách thuỷ 15 phút, làm nguội bằng cách để trong cách thuỷ đá 5 phút. Chuyển vào một bình chiết, rửa bình nón 2 lần mỗi lần với 20 ml nước và gộp nước rửa vào bình chiết. Chiết với ether dầu hoả (60 -90 ºC) (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết ether dầu hoả, bay hơi dịch chiết đến khô trên cách thuỷ ở 45 ºC. Hoà tan cặn trong 1ml ethyl acetat (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 10 g bột Mạch nha (mẫu chuẩn).Tiến hành như chiết tương tự mẫu thử.  

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch acid nitric 15 % trong ethanol 50 %. Sấy ở 100 ºC  đến khi xuất hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang có cùng vị trí và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tỷ lệ mọc mầm

Lấy 10 g hạt lúa đại mạch, chia làm 2 phần. Mỗi phần trải trên một nửa bề mặt phẳng, có đường ngăn chéo. Đếm số hạt mọc mầm trên tổng số hạt Đại mạch, tính ra tỷ lệ phần trăm số hạt mọc mầm. Tỷ lệ mọc mầm của dược liệu không được dưới 85%.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Chế biến

Lấy hạt đại mạch đã nhặt sạch, ngâm nước 2 - 3 giờ. Vớt ra, bỏ vào rá, đậy kín. Mỗi ngày vẩy nước 1 lần, giữ độ ẩm cho đến khi hạt lúa nứt mầm dài độ 0,5 cm, lấy ra phơi khô gọi là sinh mạch nha.

Bào chế

Mạch nha sao: Lấy sinh mạch nha sạch, rang nhỏ lửa, sao đến màu vàng nâu, lấy ra để nguội, sẩy sạch bụi tro vụn là được.

Tiêu mạch nha: Lấy mạch nha sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng sém, lấy ra để khô, sẩy hết tro bụi.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ, vị.

Công năng, chủ trị

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 - 15 g. Làm mất sữa: 60 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, hoặc đang thời kỳ cho con bú không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Địa du (Radix Sanguisorbae)

Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)

Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Huyết đằng (Caulis Spatholobi suberecti)

Hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng, đau xương khớp.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae)

An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Ngải cứu (Herba Artemisiae vulgaris)

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ

Đinh hương (Flos Syzygii aromatici)

Lấy chính xác khoảng 5 g dược liệu đã được tán thành bột thô, cho vào bình cầu 250 ml, thêm 100 ml nước cất

Đại táo (Fructus Ziziphi jujubae)

Bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị: Tỳ hư kém ăn, kém sức, phân lỏng, hysteria.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Đinh lăng (Rễ, Radix Polysciacis)

Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm 5% mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)

Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.

Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)

Bổ thận ích tinh, dưỡng can minh mục, kiện tỳ chỉ tả. Chủ trị: liệt dương, di tinh, đái không cầm được; mắt mờ mắt hoa, ỉa lỏng.

Cà độc dược (Flos Daturae metelis)

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính. Dùng ngoài gây tê.