- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Mộc thông (Caulis Clematidis)
Mộc thông (Caulis Clematidis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thân leo đã phơi hay sấy khô của cây Tiểu Mộc Thông (Clematis armandii Franch), hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. - Ham. ex DC), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Mô tả
Dược liệu hình trụ tròn dài, hơi cong, dài 50 - 100 cm, đường kính 2 - 3,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi vàng, có rãnh nứt dọc và góc nông. Mấu thường phình to, có vết sẹo của lá và cành, vỏ còn sót lại dễ bóc, rách. Chất cứng, không dễ bẻ gẫy. Phiến thái dày 2 - 4 mm, mép không đều, vỏ còn sót lại màu nâu hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng hơi vàng và có khe nứt, có nhiều lỗ mạch rải rác. Tuỷ tương đối nhỏ, màu hơi trắng hoặc nâu hơi vàng, đôi khi có khoang rỗng. Không mùi, vị nhạt.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hóa ở 110oC trong khoảng 1 giờ.
Dung môi khai triển: Cyclohexan - aceton (4 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 25 g bột thô dược liệu, thêm 250 ml nước, sắc thuốc trong 30 phút, lọc, cô dịch lọc còn khoảng 50 ml, để nguội, chiết với n-butanol bão hoà nước (TT), lần 1 với 50 ml, lần 2 với 25 ml. Lấy dịch n-butanol rửa 5 lần, mỗi lần với 30 ml dung dịch natri hydroxyd 2% (TT), sau đó rửa với nước tới khi nước rửa trung tính. Bay hơi n-butanol tới cắn khô, hoà tan cắn trong 25 ml ethanol (TT), thêm 2 ml acid hydrocloric (TT), đun hồi lưu 1 giờ, bay hơi tới cắn khô, thêm 10 ml nước vào cắn, khuấy kỹ, chiết với 20 ml ethylacetat bão hoà nước (TT), gộp các dịch chiết ethylacetat và bay hơi đến khô, hoà tan cắn trong 2 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid oleanolic chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml làm dung dịch đối chiếu.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí rồi phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol(TT), sấy bản mỏng ở 105 oC tới khi các vết hiện rõ. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và Rf với vết của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có huỳnh quang cùng màu và giá trị Rf với vết của dung dịch đối chiếu.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân, thu. Lấy dược liệu, cạo bỏ vỏ thô ngoài, phơi khô hoặc thái phiến mỏng lúc tươi, phơi khô.
Bào chế
Thân mộc thông chưa thái lát, ngâm qua, ủ thật mềm, thái phiến mỏng, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi thoáng, khô, tránh ẩm.
Tính vị, quy kinh
Đạm, khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, tiểu trường, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.
Cách dùng, liều lượng
Ngày uống 3 - 8 g, dạng thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)
Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Hồng hoa (Flos Carthami tinctorii)
Hoạt huyết thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng khi hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thương gây tụ huyết, sưng đau, mụn nhọt.
Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)
Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.
Sa nhân (Fructus Amomi)
Hành khí hoá thấp, an thai. Chủ trị: Đau bụng nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, cơ nhục, động thai.
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Hoàng đằng (Caulis et Radix Fibraureae)
Thanh nhiệt tiêu viêm, lợi thấp, giải độc. Dùng chữa đau mắt đỏ, viêm họng, mụn nhọt mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm bàng quang.
Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)
Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)
Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)
Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Tam thất (Radix Notoginseng)
Các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khái huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.
Toàn yết (Scorpio)
Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.
Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.
Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)
Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
Bạc hà (Herba Menthae)
Sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ; thúc đẩy sởi đậu mọc; can uất ngực sườn căng tức.
Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)
Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.
Địa long (Giun đất, Pheretima)
Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.
Quả dâu (Fructus Mori albae)
Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.
Huyết giác (Lignum Dracaenae cambodianae)
Chủ trị: Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Hoàng cầm (Radix Scutellariae)
Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao
Đại hồi (Fructus Illicii veri)
Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.