- Trang chủ
- Thông tin
- Danh sách bệnh viện
- Bệnh viện đại học Y Hà Nội
Bệnh viện đại học Y Hà Nội
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lịch sử phát triển các bệnh viện thực hành của Trường trước đây
Được thành lập năm 1902, Trường Đại học Y Hà Nội là một trường đại học lâu đời nhất trong các trường đại học hiện có của Việt Nam. Với bề dày lịch sử hơn 110 năm, với vị thế là một trong 16 trường đại học trọng điểm quốc gia, Trường đã và đang là một trung tâm đào tạo có uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, đã và đang triển khai nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật y khoa tiên tiến, từ đó chuẩn hóa, nhân rộng và chuyển giao cho các tuyến.
Do đặc thù trong đào tạo y khoa là cần phải có bệnh viện thực hành nên ngay từ ngày đầu thành lập Trường, Bệnh viện thực hành đã được chú trọng xây dựng cùng với Trường tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Năm 1904, Bệnh viện Nhà Chung (Hôpitalde la Mission) của Hội Truyền giáo được chuyển thành Bệnh viện Bản xứ (Hôpitalindigène) và sau thành bệnh viện Bảo Hộ (Hôpital du Protectorat, mà người dân quen gọi là Nhà thương Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức) là cơ sở thực hành của sinh viên. Bệnh viện gồm hai khu: Khu phía Bắc đường là khu chính, khu phía Nam (nay là Bệnh viện Phụ Sản Trung ương) là nơi giảng dạy nữ hộ sinh và khoa Sản-Phụ. Ngày 1/4/1904, chính quyền Bảo hộ Bắc Kỳ chính thức trang bị cho Bệnh viện Bản xứ và ngày 13/10/1904 đã tổ chức lại bệnh viện trên cơ sở mới. Các khoa lâm sàng được đặt dưới quyền của bác sĩ Cognacq, Hiệu trưởng trường Y Đông Dương. Bác sĩ Le Roy des Barres được cử làm Giám đốc bệnh viện. Các giáo sư,giảng viên và sinh viên đảm nhiệm công tác tại bệnh viện.
Bệnh viện khi đó có 354 giường bệnh. Bệnh nhân của bệnh viện thực hành trước đây được chuyển sang bệnh viện Bảo Hộ. Năm 1905, trại phong Tế Trường được sáp nhập vào bệnh viện nhưng đến 1912 lại tách ra và sáp nhập vào hệ thống các trại phong. Năm 1928 xây dựng khu nhà mổ hiện đại.
Theo sắc lệnh ngày 30/8/1923, Bệnh viện Bảo Hộ trở thành bệnh viện thực hành của trường Y nên chức vụ giám đốc bắt buộc phải do một giáo sư của trường đảm nhiệm, tuy nhiên theo Nghị định ngày 17/12/1923 thì về mặt hành chính, bệnh viện Bảo hộ vẫn là bệnh viện chính của Nha Y tế Bắc Kỳ. Bệnh viện Bảo hộ khi đó gồm có các khoa:
Khoa Ngoại;
Khoa Sản-Phụ;
Khoa Nội;
Khoa Nội Nhi;
Khoa bệnh Ngoài da và Hoa liễu;
Khoa bệnh Tâm thần;
Khoa Ung thư;
Khoa dành cho phạm nhân;
Khoa Điện quang và Điện trị liệu;
Khoa Xét nghiệm Vi sinh;
Khoa Dược và Khoa xét nghiệm Hoá sinh;
Khoa Khám bệnh đa khoa.
Bệnh viện Bảo Hộ sau này đã dần dần được phân thành 3 khu, trong đó khu chính chuyển thành chuyên ngoại khoa. Tổng số giường bệnh cho các khu đếnnăm 1931 như sau:
Khu chính Bệnh viện Bảo hộ (nay là Bệnh viện Việt Đức): 583 giường;
Khoa Sản Phụ (nay là Bệnh viện Phụ Sản Trung ương): 50 giường;
Khu cách ly Cống Vọng (nay là Bệnh viện Bạch Mai): 134 giường.
Khu cách ly này từ năm 1913 đến năm 1932 mở rộng dần thêm thành Bệnh viện René Robin, hoàn chỉnh vào khoảng năm 1940-1941 mà người dân lúc đó thường gọi bằng một tên đơn giản là Nhà thương Cống Vọng. Thời đó Bệnh viện này được nằm khá biệt lập so với khu đông dân nên được chọn là khu cách ly. Bênh viện được thiết kế khá hiện đại, thanh thoát, với các khu nhà có tính cách ly cao khác với kiểu “nhà thuộc địa” của nhà thương Bảo Hộ. Khu nhà tròn đang được xây dựng thành khu phẫu thuật thì phải bỏ dở vì chiến tranh thế giới thứ hai. Tuyến đường xe điện Yên phụ - Kim Liên có điểm kết thúc ngay trước cổng bệnh viện,rất tiện cho di chuyển bệnh nhân trong thành phố giữa các bệnh viện.
Ngoài ra Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Tâm thần Vôi (Bắc Giang) cũng được đặt trực thuộc Trường.
Như vậy, mô hình bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội đã được bắt nguồn ngay từ 1904 và duy trì liên tục qua cuộc kháng chiến chống Pháp,ngay trong những điều kiện rất gian khổ và thiếu thốn. Tuy nhiên đến năm 1955 Bộ Y tế đã có quyết định chuyển các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Phụ Sản Trung ương trở thành các bệnh viện trực thuộc Bộ và từ đó đến nay các bệnh viện này đã không còn trực thuộc Trường như trước đây. Mặc dù các cán bộ giảng dạy và sinh viên của Trường vẫn được tham gia khám chữa bệnh và thực hành tại các bệnh viện này nhưng do không còn là Bệnh viện trực thuộc Trường nên khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới của thày, trò Trường Y bị hạn chế và Trường cũng không còn quyền quyết định sự phát triển của các bệnh viện này cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống đào tạo của Trường.
Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Như phần trên đã trình bày thì từ 1955 Trường Đại học Y Hà Nội không còn có các bệnh viện thực hành riêng như trước đây, do Bộ Y tế đã chuyển các bệnh viện này (Bạch Mai, Việt Đức và Phụ Sản Trung ương) về trực thuộc Bộ, tuy nhiên theo nhu cầu phát triển và sự nỗ lực của Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội nên vào năm 2007 Bộ Y tế đã đồng ý cho Trường thành lập một bệnh viện thực hành mới trực thuộc Trường và nằm trong khuôn viên của Trường. Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 16 tháng 1 năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Y tế ký và được mang tên là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (xem Quyết định ở cuối trang).
Do đây là bệnh viện đầu tiên của Trường được thành lập sau 1955 trong bối cảnh có nhiều khó khăn nên Ban Giám hiệu Trường đã quyết định cử một số đồng chí trong Ban Giám hiệu sang kiêm nhiệm làm Giám đốc và Phó Giám đốc Bệnh viện và nhiều cán bộ các Phòng, Ban, Bộ môn của Trường cũng được huy động sang để tham gia quản lý, điều hành và sớm đưa Bệnh viện vào hoạt động. Mặc dù Quyết định thành lập Bệnh viện được ban hành tháng 1/2007, nhưng do cần thời gian để thành lập bộ máy tổ chức, quản lý, chuyên môn và cũng cần có thời gian để chuyển đổi công năng tòa nhà A2 từ chức năng nhà đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng cho sinh viên sang chức năng bệnh viện nên đến tháng 9/2007 Bệnh viện mới mở cửa để đón bệnh nhân và sau gần 1 năm vận hành, điều chỉnh, chuẩn hóa mô hình tổ chức, chuẩn hóa nhân viên, đến tháng 8/2008 Bệnh viện mới chính thức khai trương đi vào hoạt động.
Địa chỉ
Bệnh viện ĐH Y Hà Nội.
Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh viện 30 tháng 4 Bộ Công an
Thời gian tới, lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Công an thống nhất đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa y tế, triển khai thực hiện dự án “Trung tâm Y tế kỹ thuật cao”.
Bệnh viện phụ sản Hồng Thái Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 65 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hoà, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Điện thoại 08 3 9613522.
Bệnh viện Quận 9 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu phố 2 Lê Văn Việt,Quận 9 ,TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 083.8973628.
Viện Tim Mạch Quốc gia Việt nam
Cùng với trường Đại Học Y khoa Hà Nội và các trường Đại học khác đào tạo bổ túc cán bộ chuyên khoa về tim mạch ở bậc đại học và sau đại học
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
Tổ chức ê kíp cấp cứu, điều trị kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại khoa, Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh viện đã tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân tới khám và điều trị mỗi ngày tại các chuyên khoa của Bệnh viện.
Bệnh viện Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 34 Trần Văn Giáp, Phường Hiệp Tân,Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)54088924.
Bệnh viện Quận 5 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 114-116, Trần Quốc Thảo P. 7,Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)39318371, (08)3931615.
Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh tuyến sau cùng về Răng Hàm Mặt, và đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo cán bộ RHM ở các bậc đại học và sau đại học.
Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic Thành phố Hồ Chí Minh
Qua mạng truyền TeleMedic, sẽ hội chẩn và cố vấn trong các trường hợp khó chẩn đoán tại các bệnh viện địa phương và chuyển tiếp đến các bệnh viện nước ngoài.
Bệnh viện đa khoa khu vực thủ đức
Phòng khám dịch vụ chất lượng cao, với mô hình này, bệnh nhân sẽ được khám theo yêu cầu, theo lịch hẹn, được tiếp đón
Bệnh viện Quận 6 TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: A14 trên 1 Cư xá Phú Lâm B Bà Hom, Quận 6, TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại 08 39326579.
Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ 155b Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TPHCM, Điện thoại 08 39317381, Fax 08 39312712
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh
Có Phòng Điều trị Đặc biệt và Phòng VIP phục vụ bệnh nhân có yêu cầu cao, người nước ngoài, Việt kiều. Bệnh nhân có thể đăng ký trước
Viện Lão Khoa Quốc gia
Địa chỉ: 1A Phố Phương Mai , Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt nam. Điện thoại: (84-4) 35 762 105.
Bệnh viện cấp cứu trưng vương
Bệnh viện có 23 khoa với hơn 550 giường điều trị, nằm trong khuôn viên cây xanh sạch đẹp thoáng mát, phòng ốc tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái, thuận lợi khi nằm chữa bệnh.
Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương
Bào chế và sản xuất thuốc Y học cổ truyền; cung cấp đầy đủ, kịp thời về nhu cầu sử dụng thuốc trong và ngoài Bệnh viện
Bệnh viện phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn một Bệnh viện chuyên khoa tư nhân được thành lập đầu tiên tại Việt Nam
Viện quân y 175
Từ 1990 - 2000: Đổi mới toàn diện, vững chắc, xây dựng Bệnh viện làm nhiệm vụ Bệnh viện tuyến cuối, trung tâm y học Quân sự ở phía Nam. Tham giac chương trình y tế chuyên sâu của ngành Y tế Nhà nước.
Bệnh viện Đà Nẵng
Ngoài chức năng khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Huế, Học viện Quân Y, Trường Cao đẳng Y tế TW2
Bệnh viện An Sương Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách nhà nước quy định
Bệnh viện Hữu Nghị
Chuyên khoa: nội A, cấp cứu, hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, mổ nội soi, nội soi ổ bụng, đường tiết niệu, mổ mắt, răng hàm mặt, phục hồi răng giả, chống nhiễm khuẩn, lọc máu, chạy thận nhân tạo.
Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa, sản xuất chế phẩm máu, thực hiện việc thu gom, sàng lọc, cung cấp máu và các sản phẩm máu, nghiên cứu khoa học, đào tạo.
Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh
Phụ trách khối nội trú và hoạt động của 24 Phòng khám tâm thần quận huyện cũng như mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng ở 317 Trạm y tế phường xã.