Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu

2013-08-13 11:41 PM

Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm thận - bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo…

Viêm thận- bể thận thường gặp ở phụ nữ; đặc điểm lâm sàng trong giai đoạn cấp tính là gai sốt và đau lưng, tiếp đó là đi tiểu nhiều. Nếu đi tiểu nhiều lần là triệu chứng báo hiệu thì chắc chắn là viêm thận ngược dòng từ bàng quang, niệu đạo hay các cơ quan trong hố chậu. Trong trường hợp này, đau một bên lưng thành một quy định. Nếu hiện tượng đi tiểu nhiều lần xuất hiện muộn, thì viêm thận- bể thận thường do nhiễm trùng máu. Khám thấy: nhức buốt và gõ đau vùng thận. Những triệư chứng chính của giai đoạn mạn tính là thường bị sốt nhẹ hoặc sốt vừa, đau lưng, đái buốt…Trong các trường hợp muộn, có thể bị phù thũng, huyết áp tăng hay suy thận.

Viêm bàng quang cũng khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là ở người mới lấy chồng, đang hành kinh hoặc trong quá trình thai nghén. Trong các trường hợp bệnh cấp tính, thường có đái rắt và đái buốt, có khi đái ra máu, nhưng không sốt. Trong bệnh mạn tính, triệu chứng thể hiện nhẹ, đôi khi thấy nhiều mủ và sợi nhầy trong nước tiểu.

Trong viêm niệu đạo, thường thấy ngứa và đau niệu đạo: đau trội lên mỗi khi đi tiểu.

Điều trị

Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.

Chỉ định huyệt

Trung cực, Âm lăng tuyền, Thứ liêu, Khúc tuyền.

Huyệt vị theo triệu chứng

Đái ra máu : Bàng quang du, Huyết hải.

Sốt: Đại chùy, Ngoại quan.

Đau lưng: Thận du, Thái khê.

Ghi chú: Hai nhóm huyệt này có thể dùng xen kẽ. Trong giai đoạn cấp tính, mỗi ngày châm một hay hai lần, lưu kim 15 - 20phút. Nếu đau lưng nhiều, có thể dùng bầu giác tại chỗ.

Bài viết cùng chuyên mục

Châm cứu đinh nhọt

Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng.

Châm cứu thiếu sữa

Khi vú không căng, hoặc sữa xuống không đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh sau khi đẻ 48 giờ, được coi là thiếu sữa. Nguyên nhân do cơ thể suy nhược, chán ăn, quá xúc động hoặc cho bú không đúng cách.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)

Trụy tim mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát.

Châm cứu bệnh tim mạch

Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.

Châm cứu suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng trẻ em là một hội chứng do nhiều bệnh mạn tính khác nhau gây ra, như ăn kém tiêu, dinh dưỡng kém, ký sinh trùng đường ruột, hoặc các bệnh gây suy mòn mạn tính.

Châm cứu đái dầm

Đái dầm là tình trạng không kiềm chế được tiểu tiện trong lúc ngủ say, thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi, đôi khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân bệnh thường do tình trạng thiểu sản trung tâm điều hoà tiểu tiện ở não.

Châm cứu bong gân chi dưới

Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.

Châm cứu chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài nghĩa là sinh đẻ chậm, ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ. Nguyên nhân có thể do dạ con co bóp chậm và yếu. Châm cứu có thể thúc đẻ được nhờ tác dụng gây co bóp dạ con.

Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em

Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.

Châm cứu ho gà

Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.

Châm cứu liệt mặt

Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.

Châm cứu viêm nhiều (đa) dây thần kinh

Viêm nhiều dây thần kinh còn gọi là viêm dây thần kinh ngoại biên, là trạng thái rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo cóc liệt mềm. Những triệu chứng ở khu vực xa thường nặng hơn ở khu vực gần gốc chi, có hiện tượng tiến triển hướng tâm dần dần.

Châm cứu hen phế quản

Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.

Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.

Châm kim hoa mai (mai hoa châm) trong châm cứu

Người xưa quan niệm rằng mặt da của cơ thể là một bộ phận của kinh lạc, chia thành 12 vùng có liên quan đến sự phân bố của 12 đường kinh mạch, tức 12 khu da (bì bộ).

Phép cứu trong điều trị châm cứu

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.

Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu

Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.

Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)

Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.

Châm cứu đau vai

Đau vai là một triệu chứng thường gặp do bong gân, hoặc do các phần mềm quanh khớp vai hoạt động quá mức, có thể gây viêm quanh khớp vai, viêm gân trên gai, viêm hôm dưới mỏm cùng vai.

Học thuyết kinh lạc châm cứu

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông.

Châm cứu viêm màng tiếp hợp cấp (viêm mắt quang tuyến)

Viêm màng tiếp hợp cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đột ngột, thường xảy ra giữa xuân sang hè. Triệu chứng chủ yếu là đỏ, sưng, đau, ngứa, có cảm giác cộm ở mắt, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử.

Châm cứu viêm nhiễm trong khung chậu

Khám thấy: đau khi chạm vào cổ tử cung, đau nhức thân tử cung, đau bụng dưới thể hiện rõ những cơn đau trội lên.

Đại cương về huyệt châm cứu

Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật.

Châm cứu thai nghịch ngôi

Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.