Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu

2013-08-15 03:10 PM

Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính.

Hệ thống đặc biệt về lục hợp

Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau:

Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy).

Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu.

Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhau ở bẹn.

Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhau ở khóe mắt trong.

Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhau ở dưới xương chũm.

Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.

Vai trò sinh lý

Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể:

Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương.

Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương.

Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thốngsau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt.

Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại.

Ví dụ 1: Lý thuyết y học cổ truyền rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận. Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận. Thế nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và Thận.

Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm thần là có cơ sở.

Các kinh chính âm:

Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và hầu.

Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.

Vai trò trong bệnh lý và điều trị

Chương 11 sách Linh khu khảo sát về kinh biệt đã mô tả rõ các đường đi của kinh nhưng không nêu lên các rối loạn của kinh biệt. Dù thế nào đi nữa về mặt điều trị, chúng ta phải chọn các huyệt theo đường kinh và dựa trêntính chất âm dương của bệnh và trên triệu chứng học.

Trong thực hành châm trị, khi tiến hành việc thủ huyệt để châm, người thầy thuốc rất cần chú trọng đến lý luận biểu, lý, thuộc, lạc. Có những bệnh thực sự ở biểu kinh mà ta lại chọn huyệt ở lý kinh (ví dụ: nhức đầu thủ huyệt Liệt khuyết, ngược lại có khi Phế kinh bị bệnh mà thủ huyệt Hợp cốc, Khúc trì; hoặc như trường hợp tỳ hư, sự vận hóa trở nên thất thường làm xuất hiện chứng bụng trướng, cầu phân lỏng ta thủ huyệt Túc tam lý...).

Khi khảo sát triệu chứng của 12 đường kinh chính, chúng ta nhận thấy có những bệnh lý mà vị trí nằm bên ngoài vùng chi phối bởi các đường kinh chính. Các bệnh ấy nằm trong vùng chi phối của kinh biệt.

Trong châm cứu trị liệu, người ta rất chú trọng vai trò của những huyệt trên đầu và mặt (nhĩ châm, diện châm, tỵ châm). Những phương pháp nói trên đã đóng góp nhiều trong việc trị liệu tật bệnh toàn thân và ngay cả lĩnh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả đó phải kể đến vai trò hội họp của kinh biệt, giữa kinh biệt và kinh mạch làm cho kinh khí tập trung được lên đầu mặt.

Tác dụng của một số huyệt trên một số vùng không có đường kinh đi qua đã cho thấy sự ảnh hưởng của kinh biệt (ví dụ: tác dụng của những huyệt Giản sử và Đại lăng ở hầu - kinh chính không đi qua cổ). Như vậy có thể xem triệu chứng của kinh biệt đã xen lẫn với các triệu chứng của kinh chính.

Đặc điểm chung của kinh biệt

Lộ trình những kinh biệt có đặc điểm:

Xuất phát từ các khớp lớn.

Chủ yếu phân bố bên trong cơ thể (đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ).

Hệ thống những kinh biệt đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống kinh chính:

Trong sinh lý: liên lạc và vận hành khí huyết đến những vùng cơ thể (chủ yếu bên trong) mà kinh chính không kiểm soát, đảm bảo đặc điểm “cơ thể thống nhất” của Đông y học.

Trong bệnh lý: hỗ trợ phân tích những triệu chứng không thể giải thích được với chỉ lộ trình kinh chính tương ứng.

Trong điều trị: hỗ trợ giải thích những tác dụng điều trị của huyệt.

Hệ thống hợp thứ I (bàng quang - thận)

Kinh biệt bàng quang

Bắt đầu từ Ủy trung đi lên mông, nhập vào giang môn.

Cách xa xương cụt 5 thốn, nó phân nhánh đến thận, đi lên dọc theo cột sống phân nhánh vào Tâm đến vùng gáy. Nơi đây nó đi vào kinh Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Kinh biệt thận

Từ huyệt Âm cốc, xuất phát nhánh kinh biệt đi vào hố nhượng (nối với Ủy trung), đi cùng kinh biệt của Bàng quang đến Thận.

Ở khoang đốt sống thắt lưng 2 nó đi vào mạch Đới, theo mạch Đới đi tới huyệt Trung chú của Thận kinh, sau đó nó mượn đường mạch Xung để đến đáy lưỡi, từ đáy lưỡi nó xuất hiện ra gáy nối với kinh chính Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Hệ thống hợp thứ II (đởm - can)

Kinh biệt đởm

Xuất phát từ huyệt Hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can ở huyệt Khúc cốt). Từ Khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn giả (huyệt Chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến Tâm và đến hầu họng.

Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở Đồng tử liêu.

Kinh biệt can

Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt Khúc cốt thì cho nhánh biệt. Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng.

Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2.

Hệ thống hợp thứ III (vị - tỳ)

Kinh biệt vị

Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt Phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp bẹn ở huyệt Khí xung.

Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt Nhân nghinh tạo thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt, đến khóe mắt trong Tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị).

Kinh biệt tỳ

Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt Nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi.

Hệ thống hợp thứ IV (tiểu trường - tâm)

Kinh biệt tiểu trường

Xuất phát từ huyệt Nhu du ở vai (kinh Tiểu trường). Đi vào hố nách đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến tâm và Tiểu trường.

Một nhánh biệt khác xuất phát từ Quyền liêu đến nối ở Tình minh để tạo thành hệ thống hợp thứ 4.

Kinh biệt tâm

Xuất phát từ huyệt Cực tuyền đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến Tâm đi lên cổ, xuất hiện ở mặt đến huyệt Tình minh.

Hệ thống hợp thứ V (tam tiêu - tâm bào)

Kinh biệt tam tiêu

Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến Bách hội. Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu chạy xuống xương chũm (huyệt Thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào. Sau đó xuống hố thượng đòn (huyệt Khuyết bồn và huyệt Khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam Tiêu.

Kinh biệt tâm bào

Xuất phát từ huyệt Thiên dung. Đến huyệt Uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm bào rồi vào Tam tiêu.

Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt Liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt Thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5.

Hệ thống hợp thứ VI (đại trường - phế)

Kinh biệt đại trường

Xuất phát từ huyệt Kiên ngung, đi vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế lên cổ xuất hiện ở thượng đòn (huyệt Khuyết bồn), rồi nối vào kinh chính ở huyệt phù đột của Vị kinh để tạo thành hệ thống thứ 6.

Kinh biệt phế

Xuất phát từ huyệt Trung phủ, đi xuống Uyên dịch vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế đến hố thượng đòn ở huyệt Khuyết bồn, theo cổ lên đến Phù đột.

Sơ đồ lục hợp của 12 kinh biệt

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở chân.

Đường kinh

Xuất phát

Phân nhánh

Nơi xuất

Nơi hợp

Túc thái dương

Giữa khoeo chân, giang môn

Bàng quang, Thận, Tâm

Cổ gáy

Túc thái dương nhất hợp (cổ gáy)

Túc thiếu âm

Giữa khoeo chân

Đới mạch, cuống lưỡi, đốt sống thứ 14

 

 

Túc thiếu dương

Mép lông mu, bờ sườn cụt

Đởm, Can, Tâm, Thực quản

Hàm dưới, mép, khóe mắt ngoài

Túc thiếu dương nhị hợp (khóe mắt ngoài)

Túc quyết âm

Mép lông mu

Cùng đi với kinh biệt thiếu dương

 

 

Túc dương minh

Mấu chuyển lớn, trong bụng

Vị, Tỳ, Tâm, Thực quản

Miệng, mục hệ

Túc dương minh tam hợp (thực quản)

Túc thái âm

Mấu chuyển lớn

Cùng đi với biệt xuyên cuống lưỡi

 

 

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở tay.

Đường kinh

Xuất phát

Phân nhánh

Nơi xuất

Nơi hợp

Thủ thái dương

Vùng khớp vai, nách

Tiểu trường, Tâm

Mặt, khóe mắt trong

Thủ thái dương tứ hợp (khóe mắt trong)

Thủ thiếu âm

Huyệt Uyên dịch, giữa 2 gân

Tâm

 

 

Thủ thiếu dương

Đỉnh đầu, Khuyết bồn

Tam tiêu, giữa ngực

Sau tai dưới, hoàn cốt, hầu lưng

Thủ thiếu dương ngũ hợp (sau tai dưới Hoàn cốt)

Thủ quyết âm

Dưới Uyên dịch 3 thốn

Tam tiêu, giữa ngực

 

 

Thủ dương minh

Huyệt Kiên ngung, Trụ cốt

Đại trường, Phế, hầu lung

Khuyết bồn, hầu lưng

Thủ dương minh lục hợp (Khuyết bồn)

Thủ thái âm

Uyên dịch, trước kinh thiếu âm

Phế, Đại trường

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Kỹ thuật châm và cứu

Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.

Châm cứu đau dây thần kinh hông to

Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.

Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh

Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.

Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính trong châm cứu

Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.

Phép châm điều trị châm cứu

Tì đầu ngón tay cái của bàn tay trái vào cạnh huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Trong khi bệnh nhân chú ý vào chỗ tay trái tì bấm.

Châm cứu đau thần kinh liên sườn

Đau thường chạy dọc theo khoảng sườn, đau tăng khi ho hoặc thở sâu, dấu hiệu đặc trưng là có lúc đau nhói như kim châm hoặc có cảm giác như điện giật. Trường hợp nặng, đau toả lan tới vùng lưng.

Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu

Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.

Châm cứu viêm quầng

Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.

Châm cứu viêm gan truyền nhiễm

Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.

Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)

Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.

Châm cứu bệnh tim mạch

Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.

Châm cứu co giật cấp tính ở trẻ em

Châm cứu có thể hạ nhiệt độ và ngừng co giật, nhưng nguyên nhân gây co giật cần được xác định ngay để tiến hành điều trị nội khoa hoặc áp dụng biện pháp thích đáng khác.

Châm cứu cận thị

Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 - 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 - 3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 - 5 phút.

Châm cứu bướu giáp đơn thuần và cường năng tuyến giáp

Trạng thái kích thích, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thêm ăn, lồi mắt, run ngón tay kèm tuyến giáp phì đại, có tiếng thổi tim và sờ thấy rung miu.

Châm cứu mề đay phù quincke

Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.

Châm cứu động kinh

Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.

Châm cứu viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.

Châm cứu đau vùng thượng vị

Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.

Châm cứu say nóng

Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.

Châm cứu viêm vú

Chỉ định huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý, Đản trung. Ghi chú: Chọn 2 - 3 huyệt mỗi lần điều trị. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút.

Châm cứu bong gân chi dưới

Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.

Châm cứu hen phế quản

Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.

Châm cứu thiếu sữa

Khi vú không căng, hoặc sữa xuống không đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh sau khi đẻ 48 giờ, được coi là thiếu sữa. Nguyên nhân do cơ thể suy nhược, chán ăn, quá xúc động hoặc cho bú không đúng cách.

Châm cứu viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)

Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm mủ. Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn.

Kinh cân và cách vận dụng châm cứu

Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.