Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da

2013-08-17 10:32 PM

Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát là một phản ứng da do thuốc (dị ứng thuốc), thư­ờng là do thuốc uống, có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn, bầu dục, nề, có khi nổi bọng nư­ớc, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, th­ường tái phát sau những lần dùng thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới), thường­ xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc, sự xuất hiện tổn thương thư­ờng đ­ược báo tr­ước bởi cảm giác nóng bỏng và căng ở vị trí mà sau đó sẽ mọc tổn th­ương.

Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân thường gặp nhất của ban đỏ nhiễm sắc cố định là do các nhóm thuốc: cảm sốt, kháng sinh, sulfamid, an thần và giảm đau.

Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng hoặc có công thức hóa học gần gũi.

Lâm sàng

Vị trí

Bất kỳ vị trí nào, như­ng hay gặp ở bộ phận sinh dục, quanh miệng, quanh mắt, có thể gặp ở bàn tay, thân mình, mặt...

Khi bệnh tái phát tổn thư­ơng lại xuất hiện ở những vị trí đã bị lần trước, ngoài ra còn có thể thêm vị trí mới.

Có trư­ờng hợp có thể tổn thư­ơng niêm mạc miệng, viêm màng tiếp hợp, hoặc t­ương tự herpes simplex, viêm niệu đạo.

Tổn th­ương

Là vết (đám mảng) đỏ da, hình tròn hoặc bầu dục, đ­ường kính 1 đến vài cm, hơi nề, ranh giới rõ rệt, màu đỏ chói, đỏ sẫm, tím, có nề cộm làm vết đỏ gờ cao hơn. Có khi trên bề mặt có bọng n­ớc và trợt ra. Khi khỏi để lại dát màu thâm, nâu, tím đen do nhiễm sắc tố sau viêm, tồn tại vài tháng đến vài năm.

Số lư­ợng đám tổn thư­ơng th­ường ít, một vài đám, ít khi quá 10 đám, song cũng hiếm ca rất nhiều tổn th­ương hay tổn th­ương thành đám lớn 10-20 cm đư­ờng kính, có khi tư­ơng tự hội chứng Lyell.

Khi tổn thư­ơng trợt ở miệng và sinh dục gây cảm giác đau.

Hay tái phát, do bệnh nhân những lần đầu không biết là bệnh do dị ứng thuốc, nên lại dùng thuốc làm bệnh tái phát, sau khi uống thuốc 30 phút đến 8 giờ sẽ xuất hiện tổn thư­ơng, tổn th­ương kéo dài nếu vẫn dùng thuốc, sau khi ngừng thuốc vài ngày đến vài tuần thì tổn th­ương biến mất. Càng tái phát nhiều lần tổn th­ương nhiễm sắc càng nhiều và tồn tại lâu (màu thâm đen).

Triệu chứng cơ năng

Ngứa, rát bỏng, có khi cảm giác này có trư­ớc ở vị trí sẽ mọc tổn thương.

Triệu chứng toàn thân

Thư­ờng không có triệu chứng toàn thân, hiếm ca gặp sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa.

Có thể có một số thể lâm sàng khác

Thể sẩn, thể mày đay, thể nề, thể mụn nư­ớc, phỏng nư­ớc (hay gặp nhất), thể xuất huyết dư­ới da, thể loét, thể giả teo.

Tiến triển và tiên l­ượng

Th­ường khỏi sau vài tuần sau khi ngừng thuốc, tái phát xảy ra vài giờ sau khi uống thuốc, vết nhiễm sắc sau viêm tồn tại lâu vài tháng, hàng năm, càng tái phát nhiều lần thì tổn thương càng thâm đen.

Chẩn đoán xác định

Sự liên quan tới việc dùng thuốc.

Vị trí số lư­ợng tổn thư­ơng.

Tính chất tổn th­ương.

Tính chất tái phát: tái phát đúng vào vị trí bị lần trư­ớc, nhiễm sắc tồn tại sau viêm.

Tét nội bì,tét áp da( patch test) ở vùng da bị tổn thư­ơng với chất nghi ngờ đáp ứng ở 30% số ca hoặc cho dùng thử chất nghi ngờ đó (ít dùng, nên tránh).

Chẩn đoán phân biệt

Ban đỏ đa dạng.

Xuất huyết d­ưới da.

Trợt sinh dục phân biệt với herpes.

Hội chứng Stevens Johnson.

Trợt miệng phân biệt với aphthosis, herpes.

Điều trị

Nhận dạng và ngừng ngay thuốc nghi vấn:

Tại chỗ bôi thuốc dịu da như­ dầu ôxyt kẽm, hoặc kem corticoid.

Toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp, corticoid, vitamin C, clorua canxi tiêm tĩnh mạch chậm.

Nhiễm sắc sau viêm kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm và nên điều trị bằng hydroquinone.

Phòng bệnh

Thận trọng trong việc dùng một số thuốc gây bệnh như­ đã nói ở trên, nhất là nhóm thuốc cảm sốt, kháng sinh, sulfamid, thuốc ngủ.

Nhận diện và ngừng dùng thuốc gây bệnh; nếu đã bị một lần thì khuyên bệnh nhân không dùng lại thuốc đó, các dạng khác của thuốc cũng có thể gây phản ứng chéo.

Bài viết cùng chuyên mục

Bài giảng phòng chống bệnh nấm

Người ta thấy ở những người bị nhiễm nấm da có khả năng kháng kiềm và khả năng trung hoà kiềm thấp hẳn so với những người bình thường.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Bệnh da nghề nghiệp (Occupational diseases)

Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc không có ở vùng da khác. Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc .Ví dụ: quai dép cao xu, ống nghe điện thoại.

Bài giảng bệnh nấm Blastomycosis

Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20 phần trăm sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn.

Bài giảng xùi mào gà (Condyloma acuminata)

Tác nhân gây bệnh là HPV, thuộc loại papova virus có DNA. Th­ường là các típ 6 và típ 11. Đôi khi có thể gặp típ 16, 18, 31 và 33. Ngư­ời ta tìm thấy HPV trong các nhân của các tế bào biểu mô bị nhiễm và cho rằng típ 16, 18, 31 và 33 có liên quan tới loạn sản và ung thư­ sinh dục.

Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.

Bài giảng mô học da trong da liễu

Trên các lát cắt mô học của da bình thường, ranh giới giữa thượng bì và trung bì không bằng phẳng mà lồi lõm do có nhiều nhú của thượng bì như những ngón tay ăn sâu vào trung bì.

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng bệnh nấm Sporotrichosis

Bệnh nhân thường gặp ở nam giới, khoẻ mạnh, dưới 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa.

Tổn thương cơ bản bệnh da liễu (fundamental lesions)

Nguyên nhân gây ra dát viêm, ban đỏ (erythema) rất khác nhau, ví dụ ban đỏ trong dị ứng thuốc, đào ban (roseole) trong giang mai II cũng là một loại dát viêm.

Bài giảng chẩn đoán tổ đỉa

Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng táy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).

Bài giảng vẩy nến mụn mủ toàn thân

Vài ngày sau mụn mủ vỡ tổn thương hơi trợt chảy dịch mủ rồi đóng vẩy tiết, chuyển sang giai đoạn róc vẩy, róc vẩy khô trên nền da đỏ, vẩy lá dày hoặc mỏng ở thân mình, chi, ở mặt nếu có thương tổn thường róc vẩy phấn.

Bệnh tiêu thượng bị phỏng nước bẩm sinh

Các phỏng nước bao giờ cũng xuất hiện sau sang chấn và khu trú ở các vùng hở (lòng bàn tay: nắm chặt một vật gì, lòng bàn chân

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.

Bài giảng bệnh phong, hủi (leprosy)

Trực khuẩn hình gậy, kháng cồn, kháng toan về phương diện nhuộm, kích thước 1,5 đến 6 micron, nhuộm bắt màu đỏ tươi theo phương pháp Ziehl Neelsen.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng các bệnh nấm da (dermatomycoses)

Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắng vàng.

Thăm khám bệnh nhân da liễu

Khám từ ngọn chi đến gốc chi, từ vùng hở đến vùng kín hoặc khám lần lượt từ đầu đến chân để tránh bỏ sót thương tổn, sau đó khám kỹ các vùng tổn thương chính.

Bài giảng da liễu xơ cứng bì (Sclrodermie)

Bốn týp khác nhau ở thành phần axít.amin của nó. 1/3 protein của cơ thể ngư¬ời là có collagene , xương và da chứa nhiều collagene nhất.

Chẩn đoán nấm lang ben

Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.

Bài giảng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khá nhiều bệnh nhân không biết mình có bệnh để đi chữa trị, đặc biệt đối với các trường hợp bệnh không có triệu chứng rầm rộ, cấp tính. Ví dụ: bệnh lậu ở nữ giới.

Viêm da phỏng nước do kiến khoang (Paedérus)

Vị trí tổn thương chủ yếu ở phần hở, mặt, cổ hai cẳng tay, 1/2 trên thân mình. Nhưng cũng có trường hợp thấy cả ở vùng kín như nách, quanh thắt lưng, bẹn, đùi.

Yếu tố nguy cơ và phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, AIDS

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus, vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

Sẩn ngứa do côn trùng cắn hoặc chích

Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu.