- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Y học cổ truyền thiếu máu huyết tán miễn dịch
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt, ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Theo quan niệm của y học hiện đại
Thiếu máu huyết tán miễn dịch là hiện tượng giảm ngắn đời sống hồng cầu do bị biến dạng hoặc tổn thương. Dù cho nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải, bệnh thiếu máu huyết tán đều có một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu: sắc mặt trắng bệch , mệt mỏi, ăn kém, phát sốt không có qui luật, thắt lưng đau mỏi, vàng da và đái máu rõ rệt, thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh.
Đặc điểm quá trình phát bệnh từ từ, kéo dài và hay tái phát.
Nguyên nhân chính là rối loạn miễn dịch của cơ thể. Cơ thể sản sinh kháng thể kháng hồng cầu làm cho hồng cầu bị phá vỡ, dẫn đến thiếu máu huyết tán. Bản chất bệnh do phản ứng nhiệt kháng thể hoặc hoà kháng thể mà dẫn đến, cũng có thể do thứ phát sau viêm nhiễm, hệ thống limpho ác tính tăng sinh, hoặc phản ứng quá mẫn do thuốc (dược vật quá mẫn), bệnh tổ chức liên kết.Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân phát bệnh, người ta chia 2 thể:
Thiếu máu huyết tán nguyên phát.
Thiếu máu huyết tán thứ phát.
Theo quan niệm của Y học Cổ truyền
Y học Cổ truyền cho rằng, bệnh phát sinh có quan hệ mật thiết với tỳ, thận; được mô tả trong phạm trù: hoàng đản, nuy hoàng và hư lao.
Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt (thấp nhiệt có phục tà, có tân cảm), ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ, thấp nhiệt uẩn trưng dẫn đến thương khí bại huyết. Bệnh lâu ngày sẽ làm khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ và dẫn đến hoàng đản thiếu máu.
Triệu chứng lâm sàng:
Cơn huyết tán cấp tính:
Thiếu máu đột nhiên tăng lên, sốt cao, đau bụng, vàng da tăng lên rõ rệt, lách to hơn.
Xét nghiệm huyết đồ: số lượng hồng cầu giảm, nhiều hồng cầu non trong máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng cao.
Huyết sắc tố niệu tăng cao, có thể gây suy thận cấp, đau ngang thắt lưng, nước tiểu màu đen sẫm.
Hapto - globulin giảm (bình thường hapto – globulin 10 – 128mg/lít).
Tìm methé - albumin trong máu là một xét nghiệm có giá trị chẩn đoán.
Các triệu chứng khác:
Tất cả các trường hợp đều có vàng da, gan và lách thường to, mức độ lách to không giống nhau, rất ít khi lỗ rốn phẳng; có thể thấy tim to nghe có tiếng bệnh lý, đa số bệnh nhân có nốt xuất huyết tím dưới da.
Xét nghiệm kiểm tra:
Các triệu chứng do tiêu huỷ hồng cầu quá mức:
Bilirubin gián tiếp tăng, stercobilirubin ở phân tăng.
Urobilin nước tiểu tăng.
Sắt huyết thanh tăng.
Triệu chứng xét nghiệm do tái tạo tuỷ xương:- Hồng cầu lưới, hồng cầu non và hồng cầu đa sắc đều xuất hiện; có thể có bạch cầu và tiểu cầu tăng; cá biệt thấy giảm bạch cầu và tiểu cầu do bị huỷ hoại quá mức trong lách.
Kháng thể kháng nhân (+).
Biện chứng luận trị:
Thấp nhiệt nội uẩn:
Hoàng đản xuất hiện nhanh hoặc phát sốt, miệng khát không muốn uống, nôn hoặc nôn khan, đau lưng quản bĩ phúc chướng, tiện bế hoặc đình trệ, tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.
Pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ, thoái hoàng.
Phương thuốc: “nhân trần ngũ linh tán” gia giảm.
Nhân trần 20g Phục linh 15g.
Trạch tả 10g Bạch truật 10g.
Đại hoàng 10g Liên kiều 10g.
Đan sâm 15g.
Gia giảm:
Da và mắt vàng tối chuyển sang vàng xám thì dùng “nhân trần tứ nghịch thang” gia giảm.
Nhân trần 15g Can khương 10g.
Chế phụ phiến 10g Đẳng sâm 15g Hoàng kỳ 15g Bạch truật 10g.
Cam thảo 6g.
Nôn mửa nhiều thì gia thêm: trúc nhự 10g, hoàng liên 5g.
Nhiệt thịnh miệng khát thì gia thêm: lô căn 20g, thạch hộc 20g.
Khí - huyết lưỡng hư:
Đầu choáng, mắt hoa, khí đoản, phạp lực, diện sắc bất hoa, tâm quí, tự hãn, loạn ngôn, thần quyện (mệt mỏi); lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.
Phương trị: bổ ích khí - huyết, tư bổ tâm - tỳ.
Phương thuốc: “qui tỳ thang” gia giảm.
Đẳng sâm 10g Hoàng kỳ 15g.
Bạch truật 10g Đương qui 10g.
Phục linh 10g Thục địa 15g.
Sa nhân 3g Kỷ tử 10g .
A giao 10 Cam thảo 6g.
Gia giảm:
Nếu ăn kém, bụng chướng; đại tiện lỏng nát thì bỏ đi: thục địa, a giao; gia thêm: mộc hương 10g, trần bì 10g, bào khương 10g.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, quỉ hoa 10g.
Nếu có hoàng đản thì gia thêm: nhân trần 15g, trạch tả 10g.
Tỳ thận lưỡng hư:
Đầu choáng, tai ù; lưng đau mỏi; ăn kém, quản tức, hình hàn chi lạnh, đại tiện lỏng nát; lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.
Phương trị: ôn bổ tỳ thận, ích khí dưỡng huyết.
Phương thuốc: “hữu qui hoàn” gia giảm.
Đẳng sâm 15g Hoàng kỳ 15g.
Đương qui 10g Thục địa 15g.
Lộc giác phiến 15g Bổ cốt chỉ 10g.
Ba kích thiên 10g Tiên linh tỳ 10g.
Thỏ ty tử 10g.
Gia giảm:
Nếu dương hư nặng, chi lạnh rõ thì gia thêm: phụ tử 10g, nhục quế 10g.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: bào khương thán, tiên cước thảo, long cốt thiêu, mẫu lệ mỗi thứ đều 15g.
Nếu nhiệt độ thấp, gò má đỏ, tâm phiền; lòng bàn tay , bàn chân ấm, tự hãn, chỉ giáp khô sáp thì dùng “lục vị địa hoàng thang” gia giảm.
Thục địa 15g Hoài sơn dược 10g.
Sơn thù nhục 10g Câu kỷ tử 10g.
Đan bì 10g Trạch tả 10g.
Phục linh 15g Hoàng kỳ 15g.
Khí trệ huyết ứ:
Da và niêm mạc mắt vàng, hơi xám, khô sắc; hạ sườn bĩ chói, bụng chướng đầy; gầy gò, ăn kém, sau khi ăn dễ nôn; đại tiện trắng xám, tiểu tiện ngắn vàng, hoặc bì phu ban ứ nục huyết, sắc môi xám tím, lưỡi có ban điểm ứ, rêu vàng; mạch tế sáp.
Phương trị: hoạt huyết hóa ứ - lý khí thoái hoàng.
Phương thuốc: “huyết phụ ứ thang” gia giảm.
Sài hồ 10g Chỉ xác 10g.
Qui 10g Xích thược 10g.
Xuyên khung 10g Đào nhân 10g.
Hồng hoa 10g Hương phụ 10g.
Nga truật 10g Miết giáp 15g.
Gia giảm:
Nếu hạ sườn có hòn khối thì dùng “miết giáp tiễn hoàn”, “hóa ứ hồi sinh đan”.
Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, sinh địa 10g, tây thảo 10g.
Lâm sàng tinh hoa
Có hai báo cáo của Khương Kỳ, Khương Mai trong tạp chí Trung - Tây y kết hợp (Thượng Hải , 1987) và của Diên Kỳ, Điền Ngọc Cát trong tạp chí Trung - tây y kết hợp (Thiên Tân, 1995) . Cả hai báo cáo trên , các tác giả đều chỉ định truyền huyết thanh miễn dịch, kết hợp truyền các chế phẩm dạng tiêm của thuốc thảo mộc (nhưng không ghi rõ bài thuốc và vị thuốc).
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: can đởm thấp nhiệt
Đau vùng hông sườn hoặc các triệu chứng ở bộ phận sinh dục, vùng quản lý của Can mang tính chất Thấp và Nhiệt.
Bệnh học phế đại trường
Chức năng của Đại trường là tống chất cặn bã ra ngoài. Linh lan bí điển luận/Tố vấn viết: “Đại trường giả tiền đạo chi quan, biến hóa xuất yên”.
Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)
Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Y học cổ truyền tăng huyết áp
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15-20%. Theo một công trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng huyết áp là 6-12%.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Phế nham (ung thư phế quản)
Phế nham thời kỳ sau: dùng các thuốc tây y không hiệu qủa; điều trị thuốc Trung y lại thấy không ít bệnh nhân tiến triển đột biến tốt, thời gian sống thêm tương đối dài.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Y học cổ truyền ung thư cổ tử cung (cổ tử cung nham)
Điều trị bệnh vừa phối hợp thuốc uống trong, vừa phối hợp dùng ngoài, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, phù chính, bồi bản, tiêu lưu kháng nham.
Kinh nguyệt nhiều: điều trị theo y học cổ truyền
Thận cũng ảnh hưởng rất lớn về nguyệt kinh. Thật vậy, Tâm chủ huyết, Tỳ thống huyết, Can tàng huyết. Mạch Can liên lạc với âm khí, quản lý phần bụng dưới.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh
Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.
Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)
Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.
Y học cổ truyền tai biến mạch não
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch
Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.
Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Tim mạch và phong thấp nhiệt tý (thấp tim)
Viêm tim có thể gây tử vong, nhưng thường là để lại các di chứng ở van tim mà chủ yếu là van 2 lá và/hoặc van động mạch chủ.
Y học cổ truyền xơ gan (đông y)
Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.
Bệnh học thận bàng quang
Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Y học cổ truyền viêm thận tiểu cầu thận cấp tính
Viêm thận cấp tính không phải do các nguyên nhân viêm nhiễm trực tiếp kể trên gây nên, mà là sau viêm nhiễm do phản ứng miễn dịch phức hợp giữa kháng nguyên.