- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lâm sàng băng lậu
Trong thời gian không phải hành kinh mà huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc xuống lai rai không dứt, gọi là Băng lậu. Bao gồm 2 chứng chính: Huyết băng và Kinh băng.
Băng: là huyết đột nhiên xòa xuống như dội nước.
Lậu: là huyết chảy rỉ rả mãi không dứt.
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng. Băng lậu có quan hệ nhân quả mật thiết với nhau nên không tách rời được.
Bệnh danh: Băng lậu, Rong huyết, Băng trung lậu hạ.
Nguyên nhân: Cơ chế chính là do tổn thương 2 mạch Xung Nhâm, không cố nhiếp huyết được, phần nhiều là do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất. Các thể lâm sàng:
Thể Hư hàn
Thiên về Huyết hư:
Băng lậu lâu ngày không bớt, màu huyết trong nhợt.
Mỏi yếu đùi thắt lưng, bụng dưới đau.
Thiên về Khí hư:
Băng lậu lâu ngày không khỏi, có từng cơn bất chợt băng huyết dữ dội hoặc rỉ rả không cầm. Màu huyết hồng nhạt, trong.
Mệt mỏi, đoản khí, không muốn ăn, lưỡi nhạt, rêu mỏng mà nhuận. Mạch hư đại hoặc tế nhược.
Thiên về Khí Huyết đều hư:
Băng lậu lâu ngày không hết, cơ thể suy kiệt kèm chứng trạng khí huyết lưỡng hư.
Thiên về Hàn:
Băng lậu lâu ngày như nước đậu.
Bụng dưới lạnh đau, sợ lạnh, chóng mặt, mỏi thắt lưng, tiêu lỏng.
Sắc mặt xanh bạc ánh vàng, thân thể khô gầy. Mạch trầm trì mà khẩn.
Thiên về Thận dương hư:
Đới hạ liên miên không dứt, ngũ canh tả, tiểu dầm hoặc tiểu nhiều lần.
Sắc mặt xạm tối, chi lạnh yếu, đau lưng đùi.
Lưỡi sậm nhợt, rêu mỏng bạc. Mạch vi trầm trì.
Thể Hư quá muốn thoát:
Băng huyết ồ ạt, chóng mặt, vã mồ hôi, bất an.
Sắc mặt tối, miệng há mắt trợn, chi lạnh, thở yếu, thần thức tối tăm mơ hồ. Mạch vi tế muốn tuyệt.
Thể Hư nhiệt
Thiên về Huyết hư:
Băng lậu lâu ngày không bớt, sắc tím lượng nhiều kèm triệu chứng hư nhiệt. Mạch tế sác.
Kèm Thận âm hư:
Băng lậu nhiều vào lúc chiều tối, sắc hồng thắm. Người gầy da khô, gò má đỏ, chóng mặt, ù tai, cổ họng khô đau, miệng lưỡi lở nứt, đau răng.
Sốt chiều, mệt, lòng bàn tay nóng. Khó ngủ, mộng mị, lưng gối đau, mềm nhũn, táo bón, tiểu vàng sẻn. Lưỡi đỏ nứt. Mạch hư sác, bộ xích hư đại.
Thể Thấp nhiệt
Thiên về Thấp:
Băng lậu huyết ra nhiều, chất nhờn, tinh thần mê mệt, nặng nề, đầu căng, ngực bụng đầy tức.
Mắt mặt sưng, mí mắt nặng. Sắc da vàng sẫm hơi lẫn với sắc hồng. Miệng nhớt, ăn kém, tiêu lỏng, tiểu sẻn. Rêu lưỡi trắng nhớt, hơi vàng. Mạch nhu hoạt.
Thiên về Nhiệt:
Băng lậu huyết ra nhiều, sắc tím sẫm hồng đặc, dính, mùi hôi tanh, bụng dưới đau nóng, đè đau hơn.
Sắc mặt nhờn, ẩm mồ hôi, miệng đắng nhớt, bứt rứt, khó ngủ, tiêu bón hoặc lỏng, tiểu vàng sẻn đỏ. Lưỡi hồng đỏ, rêu lưỡi khô vàng. Mạch hoạt sác.
Thể Huyết hư
Huyết lậu rỉ ít, sắc tím thành cục, bụng dưới đau, lưỡi tím sẫm. Mạch trầm sác.
Thể Khí uất
Do kinh nguyệt đi sai kỳ tạo thành chứng Băng lậu.
Sắc huyết màu tím, có cục. Lưỡi nhợt. Mạch huyền sác.
Điều trị băng lậu bằng thuốc y học cổ truyền
Hư hàn
Thiên về Huyết hư:
Phép trị: Dưỡng huyết cố sáp.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Giao ngải thang (trích Kim quỹ yếu lược) gồm Thục địa 20g, Xuyên khung 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 16g, Ngải diệp 12g, Cam thảo 12g, A giao 8g, Bào khương 4g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Thục địa |
Tư âm, bổ thận, dưỡng huyết |
Quân |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Quân |
Đương quy |
Bổ huyết, dưỡng huyết |
Quân |
Bạch thược |
Dưỡng huyết, chỉ thống |
Thần |
A giao |
Tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết |
Thần |
Ngải diệp |
Điều hòa khí huyết, điều kinh, chỉ thống |
Tá |
Bào khương |
Ôn trung, thông mạch |
Tá |
Cam thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Thần - Sứ |
Thiên về Khí hư:
Phép trị: Thăng dương ích khí.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Bổ trung ích khí (xem Thống kinh).
Thiên về Hàn:
Phép trị: Ôn kinh, nhiếp huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Phục long can tán (trích Hòa tễ cục phương) gồm Xuyên khung 12g, Đương quy (sao) 8g, Thục địa 16g, Quế nhục 8g, Can khương 8g, Ngải diệp 12g, Chích thảo 6g, Mạch môn 12g, Phục long can 12g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Thần |
Đương quy |
Dưỡng huyết, hoạt huyết |
Thần |
Thục địa |
Bổ huyết, dưỡng huyết, bổ thận |
Thần |
Can khương |
Trợ dương, trừ hàn, chỉ thống, chỉ huyết |
Tá |
Nhục quế |
Ôn kinh trừ hàn, bổ mệnh môn tướng hỏa |
Quân |
Ngải diệp |
Điều hòa khí huyết, điều kinh chỉ thống |
Quân |
Mạch môn |
Nhuận phế, sinh tân dịch |
Tá |
Phục long can (Đất lòng bếp) |
Ôn kinh, chỉ huyết |
Quân |
Cam thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Sứ |
Thiên Thận dương hư:
Phép trị: Bổ thận dương.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Lộc nhung tán gồm Lộc nhung 12g, A giao 12g, Ô tặc cốt 8g, Đương quy 8g, Bồ hoàng 4g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Lộc nhung |
Bổ thận dương, bổ tinh huyết |
Quân |
A giao |
Tư âm bổ huyết |
Tá |
Ô tặc cốt |
Chỉ huyết |
Tá |
Đương quy |
Dưỡng huyết, hoạt huyết. |
Thần |
Bồ hoàng |
Hoạt huyết chỉ thống |
Tá |
Thể Khí Huyết lưỡng hư:
Phép trị: Bổ khí huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Thập toàn đại bổ thang (xem Kinh nguyệt sau kỳ) gồm Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, Bạch thược 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Quế chi 8g, Chích thảo 6g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Nhân sâm |
Đại bổ nguyên khí, sinh tân dịch |
Quân |
Phục linh |
Lý khí, hóa đàm |
Thần |
Bạch truật |
Kiện vị, hòa trung, hóa đàm |
Thần |
Đương quy |
Bổ huyết, dưỡng huyết |
Quân |
Thục địa |
Bổ huyết, dưỡng âm, bổ thận |
Quân |
Bạch thược |
Dưỡng huyết, chỉ thống |
Thần |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Tá |
Hoàng kỳ |
Bổ khí kiện tỳ |
Tá |
Quế chi |
Ôn kinh thông mạch |
Tá |
Cam thảo |
Ôn trung, hòa vị |
Thần - Sứ |
Hư nhiệt
Thiên về Huyết hư:
Phép trị: Dưỡng huyết, bổ thận âm, cố tinh.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Kỳ hiệu tứ vật (trích Phụ nhân lương phương) gồm Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, A giao (sao), Ngải diệp (sao), Hoàng cầm (sao).
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Đương quy |
Bổ huyết, dưỡng huyết |
Quân |
Thục địa |
Bổ huyết, dưỡng âm, bổ thận |
Quân |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Tá |
Bạch thược |
Dưỡng huyết, chỉ thống |
Thần |
A giao |
Tư âm bổ huyết, bổ can thận |
Tá |
Ngải diệp |
Bổ huyết điều kinh |
Thần |
Hoàng cầm |
Thanh nhiệt giải độc |
Tá |
Chứng thấp nhiệt
Thiên về Thấp nhiệt:
Phép trị: Dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Hoàng liên giải độc thang gồm Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Sinh địa 12g, Ngải diệp 12g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Hoàng liên |
Tả tâm hỏa, tả hỏa ở trung tiêu |
Quân |
Hoàng bá |
Thanh nhiệt tả hỏa ở hạ tiêu |
Quân |
Hoàng cầm |
Thanh phế nhiệt, tả nhiệt ở thượng tiêu |
Quân |
Sinh địa |
Tư âm thanh nhiệt, dưỡng can thận |
Tá |
Ngải diệp |
Điều kinh, dưỡng huyết, an thai |
Tá |
Chi tử |
Tả hỏa ở tam tiêu. |
Thần - Sứ |
Thiên về uất khí:
Phép trị: Khai uất, thông kinh, nhiếp huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Khai uất tứ vật thang gồm Hương phụ (sao) 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 12g, Thăng ma 6g, Nhân sâm 8g, Bạch truật 12g, Xuyên khung 8g, Hoàng kỳ 8g, Địa du 4g, Bồ hoàng (sao) 8g.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Hương phụ |
Hành khí, khai uất, chỉ thống |
Quân |
Đương quy |
Bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết |
Thần |
Thục địa |
Dưỡng huyết, bổ can thận |
Thần |
Bạch thược |
Liễm âm, dưỡng huyết, bình can chỉ thống |
Thần |
Thăng ma |
Thanh nhiệt giải độc, thăng đề |
Tá |
Nhân sâm |
Bổ nguyên khí, sinh tân dịch |
Quân |
Bạch truật |
Kiện tỳ táo thấp |
Tá |
Xuyên khung |
Hoạt huyết, chỉ thống |
Thần |
Hoàng kỳ |
Bổ khí cố biểu |
Tá |
Bồ hoàng |
Hành huyết chỉ thống |
Tá |
Thiên về huyết hư:
Phép trị: Dưỡng huyết, nhiếp huyết.
Bài thuốc sử dụng:
Bài Trục ứ chỉ băng thang gồm Đương quy, Xuyên khung, Tam thất, Mẫu lệ, Mộc dược, Đan sâm (sao), Ngũ linh chi, Ngải diệp (sao), Đơn bì, A giao (sao), Ô tặc cốt.
Phân tích bài thuốc:
Vị thuốc |
Tác dụng Y học cổ truyền |
Vai trò |
Đương quy |
Dưỡng huyết, hoạt huyết |
Quân |
Xuyên khung |
Hành khí, hoạt huyết |
Thần |
Tam thất |
Bổ huyết, chỉ huyết, tiêu ứ huyết |
Quân |
Mẫu lệ |
Thanh nhiệt, liễm hãn, tan đờm |
Tá |
Mộc dược |
Hành khí tán huyết |
Tá |
Đan sâm |
Bổ huyết, điều kinh |
Tá |
Ngũ linh chi |
|
Tá |
Ngải diệp |
Điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh |
Thần |
A giao |
Tư âm, bổ huyết |
Thần |
Ô tặc cốt |
Chỉ huyết |
Tá |
Điều trị bằng châm cứu
Điều khí huyết
Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.
Huyệt đặc hiệu
Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.
Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.
Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.
Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.
Bài viết cùng chuyên mục
Cách kê đơn thuốc đông y (y học cổ truyền)
Ngoài 10 -11 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuận tràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ.
Y học cổ truyền rối loạn hấp thu (đông y)
Tiêu phân mỡ 10 - 40 g/ngày, sinh thiết ruột non cho thấy dãn nở hệ bạch dịch và lacteat trong lớp lamina propia, các nhung mao có hình như dùi trống.
Bệnh chứng tâm tiểu trường
Tâm huyết uất trệ là bệnh cảnh đặc biệt do 1 biểu hiện thực chứng trên nền tảng hư chứng. Đó là cơ thể có sẵn khí hư hoặc dương hư sinh ra đờm trọc, đờm trọc ngưng tụ làm ảnh hưởng đến sự vận hành chu lưu toàn thân của Huyết.
Y học cổ truyền tăng huyết áp nguyên phát (đông y)
Tăng huyết áp ác tính chiếm 2 - 5% các trường hợp tăng huyết áp. Tất cả các loại tăng huyết áp do nguyên nhân khác nhau đều có thể chuyển thành tăng huyết áp ác tính.
Y học cổ truyền viêm tiểu cầu thận mạn tính
Y học cổ truyền mô tả bệnh viêm cầu thận mạn tính trong chứng: thủy thũng, niệu huyết, yêu thống; thời kỳ sau thường là phạm trù hư lao.
Bệnh học tỳ vị
Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..
Can nham (ung thư gan nguyên phát)
Y học cổ truyền cho rằng, bản chất can nham là đặc điểm bản hư và tiêu thực. Điều trị chủ yếu lấy “Công bổ kiêm thi” hoặc công tà là chủ hoặc phù chính là chủ.
Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)
Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong hàn thúc phế
Phong là dương tà có đặc điểm biến hóa nhanh, là nhân tố hàng đầu của mọi bệnh, và thường kết hợp với các tà khác để gây bệnh.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: đại trường hàn kết
Tính chất của Hàn tà là làm cho khí tụ lại khiến công năng truyền tống phân của Đại trường bị ngưng trệ, Ngoài ra, trên lâm sàng còn có những biểu hiện của Hàn khí như mặt trắng, sợ lạnh, tay chân mát.
Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch
Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: hàn trệ can mạch
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra 2 bên chânm hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau bụng, sán khí.
Y học cổ truyền viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính được coi là một bệnh tự miễn quan trọng thứ hai trong nhóm các loại bệnh tự miễn (sau bệnh Lupus đỏ hệ thống) và là bệnh quan trọng nhất trong nhóm bệnh khớp do Thấp.
Bế kinh: điều trị bằng y học cổ truyền
Phần nhiều là âm huyết bất túc, huyết hư do mất máu nhiều, đổ mồ hôi trộm, phòng lao, sinh đẻ nhiều hoặc Tỳ Vị hư yếu nên không sinh huyết hoặc trùng tích.
Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: táo khí thương phế
Táo tà là dương tà có tính chất làm thương tổn âm dịch của Phế, do đó khi Phế âm bị thương tổn thì Phế khí cũng bị thương tổn theo.
Tâm giao thống (xơ vữa động mạch vành)
Ngực đầy tức, đau trước ngực tâm quí, đoản khí, sắc mặt nhợt nhạt, gầy gò, vô lực, sợ lạnh, chi lạnh, tự hãn, ngủ không yên, ăn kém, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nát, lưỡi bệu nhợt mềm.
Y học cổ truyền tai biến mạch não
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách Nội kinh nói Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên, và “huyết khí cùng thượng nghịch.
Y học cổ truyền thấp tim tiến triển
Tức ngực tâm quí, suyễn khái khí súc, hông sườn chướng đau, thiện án; đàm đa sắc trắng, thậm chí có bọt sắc hồng.
Kinh nguyệt ít: điều trị bằng y học cổ truyền
Tạng Thận khai khiếu ở tiền âm, hậu âm lại là chủ tể của cơ quan sinh dục, cho nên khi các chức năng của các tạng trên rối loạn đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)
Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Y học cổ truyền đại tràng kích thích (đông y)
Đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảy và tiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: tỳ vị thấp nhiệt
Ngoài tính chất của thử (nhiệt) tà là làm hao khí, tổn hao tân dịch và thấp tà làm trở trệ hoạt động của khí đưa đến ngăn trở hoạt động công năng của Ty Vị và làm hao tổn tân dịch của Vị