- Trang chủ
- Thông tin
- Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt
- Hướng dẫn cách làm bánh tro bánh ú
Hướng dẫn cách làm bánh tro bánh ú
Bánh tro được biết theo cổ truyền là không có nhân. Bánh sau khi gói chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm mật ong, mật đường, đường cát... Phần nhân làm thêm sau này là do tùy người, tùy vùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bánh tro
Nếp gói bánh
Người ta thường dùng nếp cũ đã để qua ít nhất một năm, bảo quản tốt. Nếp cũ hột bở, cho bánh ngon hơn là làm bằng nếp mới.
Vật liệu ngâm nếp
Người Bắc hay dùng tro (gọi là gio) bếp. Tro có được sau khi dùng củi, rơm... để nấu bếp, để nguội, sàng sẩy sạch, lấy phần tro mịn. Độ nồng của tro tùy thuộc vào loại cây củi, rơm... đã sử dụng. Còn người miền Trung hay dùng vôi ăn trầu trắng hoặc đỏ. Nếu dùng tro hoặc vôi trắng, bánh sẽ có sắc xanh trong của lá gói bánh; nếu dùng vôi đỏ, bánh sẽ có sắc hổ phách đục. Phân lượng thông thường - không tuyệt đối đúng - là 1 lít nước + 20gr vôi hoặc 50gr tro, hoà tan, để lắng trong, dùng nước trong này để ngâm nếp.
Ngâm nếp
Nếp vo sạch, ngâm với nước tro vôi qua một ngày hoặc cho đến khi thử bằng cách lấy vài hột nếp đã ngâm, để giữa hai đầu ngón tay, bóp nhẹ lại, thấy bể vụn ra dễ dàng là nếp đã "bục" - nói theo cách nói chuyên dùng là nếp đã ngâm đúng mức để nấu. Xả lại nước nhiều lần cho nếp đã ngâm vôi tro thật sạc rồi để cho ráo trước khi gói. Thời gian ngâm nếp không thể nào xác định đúng là bao lâu vì tùy thuộc vào nồng độ của vôi tro, độ mới cũ của gạo cho nên phải thăm chừng cho nếp vừa "bục" là được, nếu ngâm lâu quá, bánh sẽ bị nồng mùi vôi tro.
Nhân bánh
Bánh tro được biết theo cổ truyền là không có nhân. Bánh sau khi gói chỉ là một khối bột trong, rất lạt, tùy thích dùng chấm mật ong, mật đường, đường cát... Phần nhân làm thêm sau này là do tùy người, tùy vùng. Nhân thường được làm với hai loại:
Đậu xanh cà, không vỏ, vo sạch, nấu chín như cơm, trong khi đậu còn nóng, tán nhuyễn mịn với một lượng đường nhất định. Thí dụ như 200gr đậu xanh + 50gr đường.
Cơm dừa nhồi đường: Dừa già dùng bàn nạo thành cơm nhuyễn. Nấu nước đường theo tỷ lệ: 1 nước + 1 đường. Thí dụ 3 muỗng súp nước + 3 muỗng súp đường, nấu nhỏ lửa cho vừa tan đường là được. Tùy thích làm ít nhiều, thí dụ dùng chừng 200gr dừa nạo, châm nước đường vào từ từ nhồi thành khối dẻo mịn là được.
Vật liệu gói bánh
Theo truyền thống là dùng lá tre bương hay còn gọi là tre lồ ồ. Loại tre này có lóng dài, ống lớn... hay dùng để chứa nước. Chọn lá có bản lớn chừng 5 - 6cm và dài chừng 30cm. Về sau ở thành phố khó tìm ra lá tre, người ta dùng lá chuối và rọc ra với kích cỡ tương tự lá tre. Rửa sạch lá, để ráo. Bẹ thân cây chuối phơi khô tước thành sợi nhỏ dùng để gói hoặc dây nylon nhỏ.
Gói bánh
Cuốn một đầu lá thành hình phễu chỉ với một lần lá, múc nếp cho vào và thường chỉ từ 2 đến 3 muỗng cà phê vun, nếu dùng nhân thì cho vào trước 1 muỗng cà phê nếp, đến 1 muỗng cà phê nhân, rồi lại 1 muỗng cà phê nếp. Sau đó tiếp tục gấp hết phần còn lại của lá chung quanh khối hình phễu cho thành một khối tam giác cho thật kín. Dùng dây ràng cạnh lại thành một hình chữ thập cho vừa chắc tay là được. Gói được mười cái thì xâu lại thành một xâu với một sợi dây ràng thòng lọng ra ngoài xâu bánh để có thể nhấc cả xâu bánh dễ dàng, sẽ rất tiện khi cho vào cũng như lấy ra khỏi nồi luộc.
Nấu bánh
Dùng một nồi vừa đủ lượng bánh đã gói, lót vào đáy nồi một lớp lá tre hay lá chuối cho khỏi sít nồi, cho bánh vào, dùng một cái thúng thưa mắt hay rổ lớn chụp lên bánh rồi lấy một vật nặng dằn lên vừa đủ cho bánh không nổi lên khi cho nước vào, châm nước cao hơn mặt bánh ít nhất một gang tay. Bánh tro nấu không lâu, trung bình chỉ trong khoảng 45 phút đến 1 giờ sau khi nước sôi là bánh chín, Trong khi nấu bán trên bếp nếu thấy nước cạn xuống thì châm thêm nước sôi vào. Khi bánh chín, tắt bếp, múc bớt nước trong nồi ra để có thể lấy bánh ra cho dễ, thả ngâm bánh vào trong một thau nước lạnh sạch chừng mươi phút cho bánh mau nguội rồi treo lên chỗ thoáng gió cho bánh mau khô lá. Nếu làm nhiều phải thay nước ngâm bánh cho sạch.
Thành phẩm
Bánh tro nấu đạt yêu cầu thì khi mở ra, nếp không còn ở dạng hột mà cả cái bánh trở thành một khối bột trong, mịn chắc như một khối thạch, không nồng vôi tro. Được như vậy là đã dùng đúng nếp cũ và ngâm vôi tro đúng mức. Vị bánh tro - nếu không có nhân - rất lạt, người ta thường chấm bánh tro với đường cát trắng hoặc đường thẻ băm nhỏ, mật ong hoặc mật đường. Tại vùng Nha Trang, Phú Yên, Bình Định... bánh tro còn được gói thành dạng đòn dài, bánh khi mở ra có chiều dài hơn 20cm, đường kính chừng 3 - 4cm, khi ăn cắt thành khoanh mỏng.
Bánh ú
Nếp làm bánh
Chọn nếp ngon, không bể hột nhiều, vo sạch, để ráo. Cứ mỗi kg nếp sau khi vo, trộn thêm 1 muỗng cà phê vun muối.
Phần nhân bánh
Nhân bánh tùy vùng, tùy người... thường dùng các vật liệu sau đây:
Đậu phụng luộc chín, đãi vỏ.
Đậu xanh đải vỏ hoặc đậu đen nấu chín, giả nhuyễn rồi đánh cho tơi ra. Tùy ý dùng một trong hai loại hoặc cả hai.
Thịt mông heo không lấy da, cắt thành miếng cỡ đầu ngón tay cái có cả hai phần mỡ và nạc. Hoặc nạc dăm heo băm nhuyễn, hoặc chỉ dùng mỡ heo cắt thành miếng vuông vức chừng 2cm. Dù dùng loại thịt nào cũng xào cho chín với phân lượng: 500gr thịt mỡ các loại + 1/2 muỗng súp hành tím băm + muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu... Xào chín với 2 muỗng súp dầu ăn.
Trứng vịt luộc chín, lột vỏ, cắt thành miếng nhỏ đầu ngón tay.
Lá gói bánh
Lá chuối cắt miếng cỡ 30 X 20cm, rửa sạch, lau khô. Dây lạt tre mềm hoặc dây nylon.
Gói bánh
Xếp chồng ba hoặc bốn miếng lá chuối làm một, quấn thành hình loa kèn theo chiều ngang miếng lá, cho vào 2 đến 3 muỗng súp nếp rồi tùy loại nhân sử dụng, cho vào hoặc một miếng thịt mỡ hoặc nửa muỗng súp thịt băm, một hai hột đậu phụng luộc, miếng trứng luộc, một hai muỗng cà phê đậu rồi cho vào 2 - 3 muỗng súp nếp nữa, vỗ nhẹ bánh cho nếp xuống đều rồi xếp lá cạnh đáy lại đan chồng vào nhau cho thật kín, dùng dây cột ràng thành hình chữ thập cho chặt. Bánh gói xong có chiều cao từ 8 đến 10 cm là vừa. Gói xâu vào với nhau từng mười cái một.
Nấu bánh
Nấu giống như bánh tro với thời gian nấu lâu hơn, trong khoảng 2 - 3 giờ.
Bài viết cùng chuyên mục
Cách làm mứt lạc
Cho đường vào chảo với một nửa bát con nước, đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đường tan chảy. Khi đường chuyển mầu hơi ngà và bắt đầu châu lại trút lạc vào, dùng xạn đảo nhanh cho đường bám đều khắp mình lạc.
Cá cơm xào dưa cải chua
Phi thơm 2 muỗng súp dầu với ½ muỗng súp hành tím băm, cho cá vào xào chín, đổ ra để riêng. Cho dưa cải, hành tím vào xào mềm với một muỗng dầu ăn.
Gỏi hải sản
Các loại hải sản rửa sạch, cắt nhỏ, luộc chín và ướp ít gia vị cho thấm. Ngó sen rửa sạch, cắt khúc. Rau răm rửa sạch, băm nhỏ.
Cách làm bún ốc
Chia bún vào tô, cho ốc và nước xào vào tô bún, tùy thích chan ít nhiều nước dấm cà chua vào, rắc hành phi, hành ngò cắt nhỏ vào, cho lên mặt ít ớt xào chua.
Pizza nhân thịt gà
Làm bột bánh: Khuấy bột nổi với đường và 4 thìa nước nóng, để bột nở 15 phút, nhồi bột mì với muối, dầu, bột nổi và nước, ủ 30 phút.
Súp yến
Xương gà bỏ vào nồi với 3 lít nước lạnh, nước sôi, hớt bọt thường xuyên cho nồi nước dùng được trong, để vào 1 củ hành to, và một củ gừng chừng 30 g
Gà kho gừng miền nam
Cho 1 TSP dầu hạt điều vào nồi phi hành, tỏi, rồi cho thịt gà vào ào sơ, cho ớt, xả chế gia vị vừa ngập thịt gà, nấu lưa nhỏ, khoảng 15 - 20 phút thì ăn được.
Mứt dừa non
Dừa rửa sạch, lau khô, cắt sợi nhỏ, ướp đường 3 giờ. Lá dứa rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào khăn sạch vắt lấy một chung nước lá dứa, đem trộn chung với dừa.
Bánh bao chỉ, bánh khảo (hướng dẫn cách làm)
Nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ: 200gr đậu xanh cà đã sạch vỏ, nấu chín như nấu cơm, trong khi còn nóng ấm dùng chày cối hoặc máy xay cắt có dao hình chữ S làm mịn nhuyễn; 100gr đường
Thịt bằm kho mắm ruốc và Đậu que luộc
Bắc nồi lên bếp cho 1 thìa dầu ăn, dầu nóng cho thịt vào xào cho thịt săn lại, cho mắm tôm, đường, ớt, xả bằm vào để lửa nho nhỏ cho đến khi rút hết nước, mắm và thịt quyện lại thì rắc tiêu và bắc xuống
Bánh bao chay
Xào nấm, mì căn, và cải bẹ với 2 muỗng canh dầu, cho gia vị, bánh mì, và củ cải trắng vào, đảo đều, rót nước xốt vào, để nguội, dùng làm nhân.
Mì xào giòn
Xào poarô thơm, cho các loại rau củ vào, nêm muối, đường, xì dầu, dầu hào. Cho mì căn, đậu hũ, chả chay vào, trộn đều. Cho bột bắp pha loãng để tạo độ sánh.
Giò heo (đùi lợn) kho tầu
Giò heo cạo cho sạch sẽ lông bằnng cách (luộc sơ với nước sôi + gừng + 2 cù hành thaí miếng, nếu siêng thì chiụ khó nhổ hết lông đi) rửa sạch laị bằng nước lạnh rồi để raó nước.
Cách làm bánh cay
Dùng một bàn bào có nhiều lỗ nhỏ, cầm nghiêng khúc khoai, chà khoai vào bàn chà cho khoai thành dạng bột ướt, khi chà thấy sợi tim cứng trong ruột củ khoai thì rút ra bỏ đi.
Cách làm lẩu rau
Đun nước dùng thật sôi, cho khoai, cá vào đun tiếp, phải để nồi nước sôi liên tục tới lúc cá chín kỹ, khoai mềm nhừ là được.
Lổ tai heo ngâm giấm
Tai cạo rửa sạch. Nước sôi cho chút muối + 1 muỗng cafe phèn chua, bỏ tai vào luộc. Khi luộc, nước phải ngập mặt và vừa chín, không quá mềm.
Món cá nục nướng lá mướp
Có người đã nướng cá bằng cồn hoặc hiện đại hơn nướng trên bếp gas, nướng trong lò vi sóng nhưng không ngon bằng thứ than củi dân dã
Mứt rau câu
Đường tan cho thạch cao phi + Thuốc tẩy đường. Nhắc xuống. Đổ rau câu vào khuôn nhôm một lớp khoảng 2 cm (Nếu dùng chanh thì không dùng thuốc tẩy)
Sườn xào chua ngọt
Sườn non: rửa sạch, xắt ra thành ba mươi mấy cục. Xong vắt vào ¼ trái chanh trộn đều, cho gia vị vào thêm: 2 muỗng muối ngang + 1 muỗng bột ngọt đầy + ½ muỗng ngũ vị hương + 2 muỗng dầu mè + 1 muỗng đường đầy + 1 muỗng nước tương + 2 muỗng rượu trắng.
Bạch tượng lưu hà
Nấm hương (nấm đông cô) ngâm nước cho nở mếm ra, rửa sạch, cắt ra cho bằng nhau, và đè bẹp xuống như hai cái lổ tai voi, bỏ vào nồi nước dùng cho mêm , sau đó vắt cho ráo nước.
Lẩu nghêu
Nghêu rửa sạch, cho vào xoong luộc vừa hơi hé vỏ, nhấc xuống, tách bỏ vỏ gỡ lấy nạc. Nước nghêu lọc qua tô.
Sườn dê nấu bia sữa
Sườn dê chặt miếng vừa ăn, gân bò xắt khúc sau đó xếp vào nồi đất, rắc nho khô lên trên và rưới rượu vang cùng bia sữa và rắc muối vào.
Cánh gà chiên tiêu
Giã nhỏ hành khô, tỏi trộn lẫn vào cánh gà, để tiếp một giờ đồng hồ cho ngấm. Lấy cánh gà ra, loại bỏ mảnh vụn hành, tỏi bám trên mặt.
Nem nướng miền nam
Thịt nạc lựa miếng thịt đỏ hồng, lấy ngón tay ấn vào miếng thịt thấy có sức đàn hồi là miếng thịt ngon, khi làm nem sẽ được dai và dòn, Nhờ người bán xay dùm.
Phở áp chảo
Bánh phở tươi thì khỏi cần ngâm, nhưng nếu làm bánh phở khô thì ngâm nước âm ấm khoảng 1 tiếng. Bắc nồi nước lên chờ sôi, trụng sơ bánh phở, đổ ra rổ xả nước lạnh qua cho bánh đừng bị dính chùm lại.