Chè kho
Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vật liệu
Chè kho thuần túy được làm bằng bột đậu xanh khô với quy trình chế biến như sau: Đậu xanh hột ngâm nước qua một đêm 12 tiếng đồng hồ, hôm sau đãi sạch vỏ và mầm đậu (phầm mầm non nhú ra ở một đầu hột đậu), trải mỏng ra nia, sàn phơi cho thật khô. Sau đó đem rang với lửa vừa cho đậu thật chín rồi để nguội và đem xay thành bột mịn. Đây là chi tiết về loại bột đậu xanh dùng làm chè kho, các bạn nên phân biệt cho chính xác kẻo lầm lẫn với loại bột đậu xanh nấu chín, tán nhuyễn.
Về hình thức chè kho khá giống chè đậu xanh đánh, làm bằng bột đậu xanh nấu chín. Điểm khác nhau về nguyên tắc thành phẩm là chè đậu xanh sẽ bị nứt mặt và bở khi để nguội chứ không kết dính, chắc và dẻo như chè kho.
Mời bạn thử làm và lưu ý hãy làm từng ít một - ngay cả người chuyên nghiệp cũng vậy - vì làm với số lượng lớn rất khó làm và.. mỏi tay.
1kg bột đậu xanh khô.
1kg đường (có thể sử dụng đến 1,5kg đường / 1kg bột đậu với mục đích để lâu, tùy yêu cầu và khẩu vị nếu để ăn trong vòng vài ngày, giãm lượng đường tùy thích trong khoảng vài trăm gram).
100gr mè trắng rang vàng.
20gr (½ muỗng soup) quế vỏ (cinnamon bark) hoặc 5gr (1 muỗng cà phê ) quế bột.
100gr gừng già.
1 trái thảo quả (cardamon - đây là một loại quả thường ở dạng khô, một trong những món gia vị hay dùng nấu phở; nếu có, món chè kho sẽ có vị đặc trưng hơn).
Khuôn nhôm, thành cao chừng 2cm, phẳng đáy. Dầu ăn hoặc ít lá chuối rửa sạch. Nước ấm.
Thực hành
Giã nhuyễn gừng quế; thảo quả nướng sơ, giã cho nhuyễn mịn rồi cho vào nồi với ¾ lít nước, nấu nhỏ lửa cho tan gia vị, lược qua một túi vải nhỏ, luợc bỏ xác gia vị. Cho đường vào nước gia vị nấu cho tan đường, nếu cần thêm vào chút nước cho hỗn hợp ban đầu không đặc quá, đường sẽ dễ tan mà không cháy, để thật nhỏ lửa, sên (là một từ chuyên dùng của bếp VN, có nghĩa là nấu nhỏ lửa cho một hỗn hợp đường và các loại thực phẩm khác cô đặc lại. Đặc biệt từ "sên" chỉ dùng với những hỗn hợp có đường như khi làm các loại mứt, kẹo. Còn không có đường thì người ta không dùng từ "sên", thí dụ với các loại hỗn hợp bột, khi muốn làm đặc lại thì người ta sẽ gọi là "cháo") cho đến khi nước đường hơi đặc lại.
Cho bột đậu xanh vào một nồi kim loại dày. Dùng nước ấm cho vào bột đậu xanh từ từ từng ít một, vừa cho nước vào vừa dùng đũa quậy nhồi, làm chậm chậm cho đến khi thấy bột nở đặc và nặng tay thì không châm thêm nước nữa, châm phần nước đường vào đảo trộn thật đều rồi bắt lên bếp, mở lửa thật nhỏ chỉ vừa nóng ấm - Và đây là khâu cần đến sự kiên nhẫn lẫn sức khoẻ của bạn - một tay dùng khăn lót quai nồi, tay kia dùng đũa cả - loại đũa lớn - quấy liên tục từ tốn và đều tay, không ngừng tay, không để bột bén nồi, quậy cho đến khi bột đặc quánh lại thành một khối khá nặng tay, dậy mùi thơm, bóng đường và không có bột bám nồi là khối bột đạt yêu cầu.
Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn hoặc lót vào tấm lá chuối sạch, đổ khối bột vào, khoả bằng cho chè mỏng đều chừng 2cm. Rắc đều mè rang lên mặt chè rồi nhấn nhẹ tay cho mè bám dính. Để nguội chè sẽ đông lại, dùng dao mỏng xắn thành miếng. Chè kho đạt yêu cầu là khô, dẻo, cầm không dính tay. Ngọt đậm và thơm mùi quế, thảo quả.Nếu để nguội mà chè không đông lại là chưa đạt độ đặc đúng yêu cầu.
Vào dịp Tết, người ta thường cho thêm vào ít mứt bí cắt hột lựu hay mứt dừa cắt sợi khi bột đã gần được. Chè kho gói giấy bóng kiếng đủ màu cũng là một trong những phẩm vật dùng bày trên bàn thờ tổ tiên ông bà vào dịp Tết nhất.
Bài viết cùng chuyên mục
Cá chẽm tái chanh
Cá chẽm rửa sạch để ráo ,lau khô,xắt miếng dầy khoảng 6 ly.Sau đó ướp cá với nước cốt chanh để 1 giờ.
Cách làm bánh da lợn
Chia bột năng, bột gạo, đường.ra làm hai phần. Lấy một phần trộn đều với phần nước cốt dừa, khuấy tan đường, lược lại qua rây, trộn đậu xanh giã nhuyễn vào.
Đậu phụ trúc lâm
Tàu hũ non trụng qua nước sôi, để nguội vắt khô, trộn tàu hũ với lòng trắng trứng đem xay nhuyễn, chia làm đôi, lấy một nửa đem ém hình tròn hấp chín đặt vào đĩa tròn.
Cách làm cá nục hấp
Nếu muốn nhậu thì mua bánh tráng mỏng hoặc bánh đa nem. Xoa nước lên bánh, xếp các loại rau thơm và một con cá.
Nộm đu đủ kiểu Thái
Trộn tỏi và ớt vào trong một chiếc cối hoặc một chiếc tô, dùng chày giã dập. Cho đu đủ, đậu que, cà chua, tôm và lạc vào.
Bánh Pudding ấn độ (hướng dẫn cách làm)
Dùng một cái chén vừa đánh bột bắp, gừng, quế và muối lại với nhau. Cho hỗn hợp sữa vào và đánh tiếp. Mang đi hầm và đánh. Đổ vào cái đĩa nướng khoảng 20cm. Bột sẽ mỏng và cạn
Kim chi (Korea)
rộn nước mắm, mắm tôm, ớt bột, nước cơm, vừng, đường, nha và các loại thực phẩm đã được thái chỉ cùng với tỏi, gừng giã nhỏ (đây là nguyên liệu chính để muối kim chi, khâu này rất quan trọng).
Kim chi đại hàn và Việt Nam
Nếu ngâm muối quá lâu, cà rốt, cải thảo sẽ mau bị nhũn mềm. Sau khi phơi nắng, nên nhấm thử, rau củ phải còn giòn. Nên làm thử một hai lần để rút kinh nghiệm thời gian ngâm nước muối và phơi nắng.
Cách làm sò huyết xốt chua cay
Đợi hỗn hợp có mùi thơm, cho thịt sò vào, đảo nhanh với lửa lớn, Nêm nước mắm, muối tiêu, đường, dấm sao cho món ăn có vị chua cay là được.
Bánh bò mặn
Bánh bò mặn là một món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Nam . Với lớp vỏ bánh mềm mịn, nhân tôm thịt đậm đà, bánh bò mặn mang đến một hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Cách làm cá cuốn bún
Đun nước sôi cho thì là và cọng hành vào chần chín vớt ra rồi cho gừng vào đun, Khi nước sôi lại cho cá vào luộc chín.
Lươn nhồi
Cho thịt lươn, thịt bằm+ nấm hương+ hành tây + bún tàu + hột gà+ vào trong 1 cái tô, trộn đều + thêm tỏi bằm nhỏ vào+ nêm muối + tiêu + bột nêm+ nước mmắm cho vừa khẩu vị.
Cách làm mỳ xào thịt gà hạt tiêu
Cho dầu vào chảo, chờ dầu sôi thả thịt gà vào đảo đến khi miếng thịt có màu vàng đều thì cho đậu quả, hạt điều, gừng, thêm gia vị đủ ăn và tiếp tục đun trong khoảng 3 phút nữa.
Dưa giá muối
Pha hai thìa đường vào 3 thìa dấm lớn, một thìa gia vị cùng với một bát con nước đun sôi để nguội rồi đổ vào âu để muối giá. Khoảng 6-7 tiếng là giá có thể đã chua và ăn được.
Bò tái chanh
Củ hành trắng và sả xắt mỏng bỏ vào tô khác, cho chút muối, đường vô trộn đều cỡ mười phút sau, rồi vắt chanh và đổ nước mắm pha sẵn vào chung, mêm vừa miệng.
Chuối xào gừng
Gừng xắt sợi. Bắc chảo lên bếp, cho chuối khô, chuối sứ tươi xắt lát mỏng và đường vào đảo đều trên lửa nhỏ.
Mứt củ năng
Bắc chảo củ năng lên bếp sên lửa vừa. Khi nước đường sôi, để lửa nhỏ dần. Khi gần cạn đường cho thạch cao vào trộn đều.
Dưa kim chi
Củ cải, cà rốt cũng làm y như vậy. Nếu muốn các thứ được giòn, sau khi xả nước lạnh, ngâm ngay vào nước có pha phèn chua độ 1 giờ, sau đó xả lại nước lạnh, vắt khô.
Công dụng của tỏi
Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản.
Canh riêu cá
Phi hành thơm, bỏ cá vào chiên sơ cho cá săn lại sau đó bỏ cá vào nồi nước sôi, bỏ thêm hèm + mẻ đã lược + muối + nước mắm + bột canh, nêm lại cho vừa ăn, canh có vị chua ngọt vừa ăn là được, cá chín nhắc xuống.
Bò bảy món
1 500gr thịt thăn bò xay (ướp 1 muỗng súp nước mắm + 1/2 muỗng cà phê đường + 1/2 muỗng cà phê muối + 1/4 muỗng cà phê ngọt, hay bột nêm, trộn đều, vo viên tròn khoảng 7 viên).
Bò nướng
Bò thái ra bò mỏng nhưng to miếng, ướp tỏi, xã, muối, tiêu, dầu mè, dầu hào, dầu xào, nếu làm theo bò thì không để dầu hào, dầu mè, mà để nước mắm.
Cách làm lẩu rau
Đun nước dùng thật sôi, cho khoai, cá vào đun tiếp, phải để nồi nước sôi liên tục tới lúc cá chín kỹ, khoai mềm nhừ là được.
Xúp vằn thắn
Hầm xương lợn, lọc lấy nước trong. Cho nấm đông cô vào, nêm gia vị vừa ăn. Trộn tôm, thịt, cà rốt, nấm mèo, nêm gia vị vừa miệng. Để ít phút cho ngấm. Vo lại thành viên, gói vào lá vằn thắn.
Tôm om sa tế và tỏi
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu (chừa lại phần đuôi) lấy mũi dau nhọn tách bỏ phần chỉ đen trên lưng rồi ướp tôm vớt chút gia vị và gừng xắt chỉ khoảng 30 phút cho ngấm.