- Trang chủ
- Thông tin
- Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt
- Bánh gai (hướng dẫn cách làm)
Bánh gai (hướng dẫn cách làm)
Nếu lá non quá thì không đủ bột lá còn già quá lại nhiều xơ khó giã cho mịn, Xé làm hai, tước bỏ xơ, bỏ sống lá, rửa sạch, luộc cho lá thật mềm nhừ vớt ra
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vật liệu làm bánh
Phân lượng này làm được khoảng 10 cái bánh cỡ 10x10cm, dày chừng 2cm.
500gr lá gai tươi.
500gr bột nếp - 100gr bột sắn.
300gr đậu xanh cà (đậu xanh hột đã làm sạch vỏ và tách làm hai).
300gr đường trắng.
150gr dừa khô nạo sợi thật nhỏ.
30gr mè trắng.
100gr mỡ gáy heo.
Dầu ăn.
Nước hoa bưởi (tùy ý sử dụng hay không).
Chuẩn bị ít lá chuối tươi, rọc bỏ cuống, trải phơi cho lá khô úa, cắt miếng cỡ 20x30cm. Lạt tre mềm hoặc dây nhựa tương tự dùng để cột.
Xửng hấp.
Thực hành
Làm vỏ bánh
Chọn lá gai tươi, sắc lá xanh đậm, không non không già. Nếu lá non quá thì không đủ bột lá còn già quá lại nhiều xơ khó giã cho mịn. Xé làm hai, tước bỏ xơ, bỏ sống lá, rửa sạch, luộc cho lá thật mềm nhừ vớt ra, để nguội, vẩy cho thật ráo nước. Cho vào cối hoặc máy nghiền từng ít một, giã cho lá nhuyễn mịn. Lưu ý phải giã thật mịn nếu không bánh sau khi làm sẽ lợn cợn. Sau khi luộc và giã mịn bột gai lá sẽ có màu xanh đen rất đậm.
Có thể dùng máy xay cắt có dao hình chữ S để xay cắt lá nhiều lần cho thật nhuyễn mịn.
Trộn đều bột nếp + bột sắn. Nhồi hoặc quết đều hỗn hợp bột với lá gai đã giã mịn. Phải nhồi quết thật kỷ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợn cợn làm vỏ bánh không mịn.
Nấu tan 150gr đường với chừng ¼ lít nước, để nguội. Dùng nước đường cho vào từ từ hỗn hợp bột + lá gai, nhồi kỷ cho thật mịn bóng, hỗn hợp vừa dẻo là được. Tùy chất lượng bột, không nhất thiết phải dùng hết lượng nước đường.
Nếu thích vỏ bánh ngọt nhiều thì tăng lượng đường trong khoảng 50gr. Bánh ngọt nhiều sẽ để được lâu hơn.
Chia lượng bột vỏ bánh này làm 10 phần đều nhau.
Mè rang vàng, để nguyên vỏ.
Nhân bánh
Đậu xanh cà ngâm nước nóng khoảng 2 giờ, hong chín, giã nhuyễn mịn.
Mỡ gáy heo luộc chín, xắt hạt lựu nhỏ, trộn với khoảng 2 muỗng cà phê đường cát trắng, để chỗ thoáng cho đến khi tan đường, mỡ trở trong. Vớt lấy phần mỡ, bỏ nước đường dư.
Dừa nạo sợi trụng qua nước sôi, để ráo.
Trộn đều hỗn hợp đậu xanh, mỡ hạt, dừa với khoảng 150gr đường còn lại. Nếu thích cho vào hỗn hợp nhân vài giọt tinh dầu hoa bưởi.
Chia đều nhân thành 10 phần.
Trong phần nhân bánh có người chỉ làm thuần túy với đậu xanh tán nhuyễn chứ không dùng dừa nạo và mỡ gáy heo nhưng cũng có người chỉ dùng dừa để làm nhân và để làm bánh chay thì họ không dùng mỡ gáy heo.
Gói và hấp bánh
Lau sạch lá chuối khô bằg khăn ướt cho lá dịu xuống; chuẩn bị ít dầu thực vật, rửa sạch tay, xoa tay với ít dầu.
Nhấn dẹp từng phần bột vỏ ra cho dày đều, đặt một phần nhân vào giữa miếng bột vỏ, bọc lại phần bột vỏ rồi vo tròn lại cho đều sao cho phần vỏ có độ dày đồng đều bao quanh nhân, lăn bánh vào mè.
Lót từ hai đến ba miếng lá chuối xếp mí lên nhau liền lạc, thoa lên mặt lá trong cùng ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào giữa, ấn hơi dẹp ra rồi xếp kín bốn cạnh lá thành hình vuông cạnh khoảng chừng 10cm xong rồi vuốt ép cho bánh chạy trải đều bên trong lớp lá, gói thêm ra ngoài ba bốn lớp lá nữa và lưu ý một lần gói là một lớp lá xoay ngược mí xếp vào nhau chứ không phải chồng bốn lần lá lên và xếp bốn mí cùng một lúc, có vậy bánh mới thật kín gói cho thật kín. Xếp hai bánh thành một cặp hoặc 4 - 5 cái gì cũng được miễn sao cho phần mí lá mỗi bánh ép vào nhau, dùng lạt ràng lại vừa chắc tay kẻo rách lá.
Hấp bánh trong xửng nhiều nước và để sôi lớn lửa, xếp thưa bánh và không quá hai chồng bánh để bánh dễ chín đều. Hấp khoảng 30 phút sau khi nước sôi là được. Lấy bánh ra, để bánh ra chỗ thoáng gió cho lá mau ráo khô.
Bánh gai muốn để lâu, phải tăng lượng đường cho vỏ bánh gọt gắt và láng nhiều dầu vào lá gói. Bánh mới làm qua 2 - 3 ngày mà bị chảy nhựa hoặc mốc là do chất lượng bột nhồi không kỷ và thiếu đường.
Bài viết cùng chuyên mục
Cách kho cá
Chuẩn bị muối, tiêu, nước mắm, đường, nước màu hay còn gọi là nước màu dừa (một dạng caramel chế biến từ đường nấu cho thành dạng sệt
Bún tằm bì
Củ sắn bóc vỏ cắt miếng 3 cm, đậu phụ cắt 3 theo bề ngang, chiên vàng hai thứ, xắt mỏng củ sắn thái chỉ giả bì, đậu phụ xắt sợi giả thịt, củ kiệu bằm trộn vào bì, thịt, thính
Gỏi cá mai
Cá Mai làm sạch, để ra rổ cho ráo nước. Cầm cá Mai lên tay, bóp nhẹ trên sống lưng, cá sẽ tét ra làm 2. cầm đuôi cá giựt mạnh, rút xương cá ra. Nếu cảm thấy khó làm thì nhờ chợ fillet dùm.
Cơm chiên Dương Châu
Cơm nấu chín ráo. Tàu hủ ky và mì căng (làm từ đậu nành) đem chiên vàng làm phá lấu với nước dừa tươi, cắt vuông mỗi cạnh 1 cm.
Bánh sữa
2 quả dừa dẻo, gọt bỏ vỏ lụa nâu, ngâm trong nước có pha chanh khoảng 15 phút, vớt ra, dùng dao nhọn khoét lỗ khoảng 1,5 cm, trút hết nước dừa.
Bò cuốn mỡ chài
Thịt bò thái thớ ngang (nhờ chợ slice dùm), gan heo thái mỏng nhỏ hơn thịt chút xíu, lạp xưởng thái xéo mỏng vừa.
Chanh trứng (hướng dẫn cách làm)
Trộn bột mì, lòng đỏ trứng, vỏ chanh mài, rượu và nước chanh ép trong một cái chảo, mang đun sôi trên lửa vừa, thường xuyên quậy
Gà nấu đông
Bì cạo sạch lông, thái miếng to bằng bao diêm cho vào ninh cùng gà. Khi bì và gà đã chín mềm thì vớt bỏ bì, gà thì rút bỏ xương.
Gỏi mít tôm thịt
Gỏi mít tôm thịt là một món ăn đặc trưng của miền Trung, với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt giòn của mít non, vị tươi ngọt của tôm và thịt, cùng hương vị chua cay mặn ngọt đặc trưng của nước trộn.
Canh sườn chua
Phi hành, cho cà chua vào đun cho tới khi chín nhuyễn, cho sườn vào đảo qua, đổ một lượng nước vừa đủ, nêm gia vị..
Bánh gật gù
Gật gù chấm nước mắm cốt lẫn hành khô, tỏi, ớt và đặc biệt không thể thiếu là đĩa hến và mỡ gà. Lợn Móng Cái, gái Đầm Hà, gà Tiên Yên. Gà Tiên Yên là loại gà nuôi thả, mỏ nhỏ, chân vàng, thịt rất thơm
Chả ngô (bắp) chiên giòn
Ngô ngọt chọn loại non nếu nguyên bắp, rửa sạch, tách rời từng hạt, xát qua cho hết mày ngô, luộc với một chút nước cho chín mềm, vớt để ráo nước
Moule meunier
Lấy 1 cái nồi, phải lớn gấp 2 hay ba phần ốc, đổ ốc vào, tỏi băm nhuyển, rau cần đập cho dập, cắt từng khúc dài nhỏ ra và 1 muỗng cà phê bơ.
Bò bảy món
1 500gr thịt thăn bò xay (ướp 1 muỗng súp nước mắm + 1/2 muỗng cà phê đường + 1/2 muỗng cà phê muối + 1/4 muỗng cà phê ngọt, hay bột nêm, trộn đều, vo viên tròn khoảng 7 viên).
Cách làm phở gà
Xương lợn rửa sạch, chặt nhỏ rồi cho vào nồi đổ ngập nước, đun thật sôi, lấy muôi vớt bỏ bọt, hạ lửa cho vừa để nồi nước chỉ sôi lăn tăn.
Hawaii Cocktail
Lắc đều với đá, dùng ly cocktail. trang trí với 1 miếng dứa.
Bánh chuối hấp miền trung
Thoa dầu vào khuôn, xếp xen kẽ một lớp chuối, một lớp bột. Hấp bánh chín trong, để nguội.
Sườn dê nướng
Sườn dê chặt khúc dài 10 cm, ngâm 1 phần 3 chén rượu khoảng 20 phút, sau đó trung sơ nước sôi cho sạch chất dơ.
Trám om kho cá
Trám kho cá không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam , đặc biệt là ở các vùng quê.
Cách làm vằn thắn chiên giòn
Trải lá vằn thắn ra, cho 1 thìa nhân vào giữa, túm đều miệng lá vằn thắn lại, Dầu nóng, cho vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
Bánh khọt
Hòa bột gạo chung với nước cốt dừa, 2 chén nước, trứng gà, hành lá cắt nhuyễn cùng muối, bột ngọt, tiêu, bột nghệ. Tôm sú lột bỏ hết vỏ. Đậu xanh luộc mềm.
Bánh bao hấp
Khoét một lổ, để cục bột nổi alcienne vào giữa,để hai thứ bột này, xuống dưới bàn, để chút bột mì cho đều bàn, để bột không dính bàn và tay, nhồi lại cho đều , Phải nhồi lâu chừng nào, bột bánh càng xốp hơn.
Bồ câu cuốn mỡ chài
Lấy cây lụi cứ một miếng thịt bồ câu thì một miếng ba rọi cho vào trong miếng mỡ chài với thịt đem chiên vàng.
Hủ tiếu nam vang chay
Hủ tiếu trụng nước sôi, xả nước lạnh, để ráo nước, thêm vào vài giọt dầu ăn để hủ tiếu không dính vào nhau.
Bánh ngô thịt gà
Cho ngô vào hấp chín, trộn đều bột với trứng gà, cho nước dùng từ từ vào đến khi bột có độ sánh, nêm gia vị và một ít dầu vừng, cho thịt gà vào hỗn hợp, trộn đều.