- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)
Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của các loài Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornum Maxim.), Dâm dương hoắc lá mác (Epimedium sagittatum ( Sieb. et Zucc.) Maxim.), Dâm dương hoắc lông mềm (Epimedium pubescens Maxim.), Dâm dương hoắc Triều Tiên (Epimedium koreanum Nakai) hoặc Vu Sơn Dâm dương hoắc (Epimedium wushanense T.S Ying), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Mô tả
Dâm dương hoắc lá hình tim: Thân hình trụ tròn nhỏ, dài chừng 20 cm, mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3 - 8 cm, rộng 2 - 6 cm, đầu lá hơi nhọn. Lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía ngoài to hơn, mép có răng cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7 - 9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiến lá dai như da, không mùi, vị hơi đắng.
Dâm dương hoắc lá mác: Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác, dài 4 - 12 cm, rộng 2,5 - 5 cm, đầu nhọn, các lá chét bên có đáy xiên chếch rõ, phía ngoài đầu giống mũi tên. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu như không có lông. Phiến lá dai như da.
Dâm dương hoắc lông mềm: Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều lông mềm (lông nhung).
Dâm dương hoắc Triều Tiên: Lá chét tương đối to, dài 4 - 10 cm, rộng 3 - 7 cm, đầu nhọn kéo dài ra, phiến lá mỏng hơn.
Vu Sơn Dâm dương hoắc: Phiến lá chét hình mác hoặc hình mác hẹp, dài 9 - 23 cm, rộng 1,8 - 4,5 cm đầu nhỏ dần hoặc nhỏ kéo dài ra, mép có răng cưa nhỏ, gốc lá xẻ lệch, thuỳ phía trong nhỏ, hình tam giác, nhọn. Mặt dưới lá phủ lông như bông hoặc nhẵn.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel H có natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2 - 0,5%).
Dung môi khai triển: Ethylacetat – butanol – acid formic – nước (10 : 1 : 1 : 1)
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96% (TT), ngâm nóng trong 30 phút, lọc, cô bốc hơi dịch lọc tới khô. Hoà tan cặn trong 1 ml ethanol 96% (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 0,5 mg icariin trong 1 ml ethanol 96% (TT) làm dung dịch đối chiếu hoặc/và dùng 0,5 g bột Dâm dương hoắc (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 mL mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu (màu đỏ thẫm) và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, khi phun dung dịch nhôm clorid 10% trong ethanol (TT) vết màu đỏ thẫm sẽ chuyển sang màu da cam hoặc/và trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 13%.
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 15,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Hai mùa hạ, thu, cây mọc xum xuê, thu hái về, loại bỏ thân to và các tạp chất, phơi ngoài trời hoặc phơi khô trong bóng râm.
Bào chế
Dâm dương hoắc khô, loại bỏ tạp chất, tách riêng lấy lá, phun nước cho hơi mềm, thái thành sợi nhỏ, phơi khô.
Dâm dương hoắc chích mỡ dê: Dùng lửa văn (lửa nhỏ), cho sâm dương hoắc đã thái sợi vào sao, đồng thời vảy mỡ dê đến khi các sợi sáng bóng đều, lấy ra để nguội, cứ 100 kg Dâm dương hoắc dùng 20 kg nước mỡ dê.
Bảo quản
Để nơi khô thoáng tránh vụn nát, mốc mọt.
Tính vị , qui kinh
Tân, ôn. Qui vào các kinh can, thận.
Công năng, chủ trị
Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 – 15 g. Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các thuốc khác.
Kiêng kỵ
Cương dương, mộng tinh, sung huyết não, mất ngủ không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)
Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.
Xương bồ (Rhizoma Acori)
Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.
Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)
Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.
Sài đất (Herba Wedeliae)
Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chủ trị: Mụn nhọt, ngứa lở, dị ứng.
Tràm (Cành lá, Chè đồng, Ramulus cum folio Melaleucae)
Cho 50 g dược liệu đã được cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Cánh kiến trắng (Benzoinum)
Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.
Thương truật (Rhizoma Atractylodis)
Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)
Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
Nghệ (Rhizoma Curcumae longae)
Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở. Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch
Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)
Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.
Mò hoa trắng (Herba Clerodendri philippini)
Thanh nhiệt giải độc, khu phong, tiêu viêm. Chủ trị: Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, vàng da, gân xương đau nhức, lưng mỏi, huyết áp cao.
Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)
Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.
Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)
Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.
Bạch hoa xà thiệt thảo (Herba Hedyotis difusae)
Thanh nhiệt giải độc, lợi niệu thông lâm, tiêu ung tán kết. Chủ trị: Ho, hen xuyễn do phế thực nhiệt, lâm lậu do bàng quang thấp nhiệt, viêm amidan, viêm họng cấp.
Kim anh (Fructus Rosae laevigatae)
Cố tinh sáp niệu, sáp trường, chỉ tả, chủ trị Di tinh, hoạt tinh, di niệu, niệu tần, tiểu nhiều lần, băng kinh, rong huyết, ỉa chảy, lỵ lâu ngày.
Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)
Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.
Sắn dây (Cát căn, Radix Puerariae Thomsonii)
Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Chủ trị: Sốt, cứng gáy, khát, tiêu khát, sởi chưa mọc, lỵ, ỉa chảy do ngoại tà.
Tất bát (Fructus Piperis longi)
Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)
Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.
Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)
Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.