Mật ong (Mel)

2014-10-30 11:21 AM
Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mật ong là mật của con Ong mật gốc châu Á (Apis cerana Fabricus) hay Ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), họ Ong mật (Apidae).

Mô tả

Chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, có màu trắng đến màu vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những tinh thể dạng hạt dần dần tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt

Tỷ trọng

Ở 20 0C: Không dưới 1,38.

Nếu chế phẩm có đường kết tinh cần đun nóng trên cách thủy ở nhiệt độ không quá  60 0C cho tan hết đường, trộn đều, để nguội và tiến hành đo tỷ trọng

Độ acid

Hoà tan  10 g chế phẩm với 100 ml nước cất mới đun sôi để nguội, thêm 2 giọt dung dịch phenolphthalein (TT) và 4 ml dung dịch natri hydroxyd (0,1mol/lit), xuất hiện màu hồng bền vững trong 10 giây

Tinh bột và dextrin

Đun 2 g chế phẩm với 10 ml nước cất, để nguội, thêm 1 giọt thuốc thử iod, không được có màu xanh hoặc màu đỏ

Tạp chất

Trộn đều 1 g chế phẩm với 2,0 ml nước cất, ly tâm. Gạn lấy phần cặn đem soi dưới kính hiển vi , ngoài hạt phấn hoa ra, không được có tạp chất khác

Tro toàn phần

Không quá 0,4%.

Tro sulfat

Từ 0,1 đến 0,4%.

Clorid

Không quá 0,02%.

Dung dịch A: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong nước, thêm nước vừa đủ 40,0 ml và lọc

Lấy 2,5 ml dung dịch A để tiến hành thử

Calci

Không quá 0,06%.

Lấy 1,0 ml dung dịch A, pha loãng với nước cất thành 10,0 ml. Dung dịch thu được không được chứa calci nhiều hơn 6,0 ml dung dịch calci mẫu 10 phần triệu thêm nước vừa đủ 10,0 ml.

Sulfat

Không quá 0,02%.

Lấy 7,5 ml dung dịch A để tiến hành thử.

Chất nhầy tổng hợp

Pha loãng chế phẩm khoảng 8 lần với nước cất đun nóng. Nếu có chất nhầy tổng hợp sẽ xuất hiện tủa. Tủa này có khuynh hướng tan lại khi để nguội. Tủa tạo thành khi đun nóng, đem lọc, hòa tan tủa trong nước cất và thêm dung dịch fuchsin (TT), dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng. Làm bão hòa dung dịch bằng natri sulfat khan (TT), sẽ cho tủa bông màu đỏ đậm

Sacarin

Phương pháp chuyển sacarin thành acid salicylic:

Acid hóa 50 ml chế phẩm với dung dịch acid hydrocloric 16%(TT). Chiết 3 lần, mỗi lần với 5 ml ether (TT). Gộp các dịch chiết ether rồi rửa với 5 ml nước cất. Bốc hơi ether. Hòa tan cắn trong một ít nước nóng, thêm nước cất cho vừa đủ 10 ml, thêm 2 giọt dung dịch acid sulfuric 38% (TT). Đun sôi, thêm từng giọt dung dịch kali permanganat 5% (TT) (cho quá thừa 1 giọt đến khi có màu hồng). Để nguội, hòa tan 1 g natri hydroxyd (TT) vào dung dịch , lọc vào một chén sứ, đun cách thủy đến khô rồi đem nung ở 210 - 215 0C trong 20 phút

Hòa cắn trong nước cất và acid hóa bằng dung dịch acid hydrocloric 16% (TT), chiết với ether (TT) và bốc hơi ether. Nhỏ vào cắn 2 giọt dung dịch sắt III clorid 1% (TT), không được xuất hiện màu tím

Đường tráo nhân tạo

Lắc 5 g chế phẩm với 20 ml ether ethylic (TT). Lọc lấy dịch ether vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml thuốc thử Fischer (Hòa tan 1 g  resorcin (TT) trong acid hydrocloric đậm đặc (TT) vừa đủ 100 ml). Lắc mạnh, quan sát màu của lớp dung dịch phía dưới, không được có màu đỏ cánh sen rõ rệt trong vòng 20 phút

Vết rỉ sắt

Lấy 1 ml chế phẩm, thêm 4 ml nước cất  và 4 giọt dung dịch acid hydrocloric (TT), lắc đều. Nhỏ vài giọt dung dịch kali ferocyanid 5% (TT), không được xuất hiện màu xanh

Định lượng:

Dung dịch thuốc thử Fehling: Gồm dung dịch A và Dung dịch B.

Dung dịch A:

Đồng sulfat tinh thể (TT)                34,66 g.

Dung dịch acid sulfuric 15% (TT) 2 - 3 giọt.

Nước cất vừa đủ                              500 ml.

Dung dịch B:

Natri kali tartrat (TT)                         173 g.

Natri hydroxyd (TT)                          50 g.

Nước cất vừa đủ                              500 ml.

Dung dịch glucose chuẩn 1%: Cân chính xác khoảng 1 g glucose chuẩn (đã sấy ở 100 -105 0C đến khối lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước để hoà tan và pha loãng với nước đến vạch, lắc đều.

Xác định độ chuẩn T:

Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling  (TT)A, 10,0 ml dung dịch Fehling B (TT) và 5 ml dung dịch kali ferocyanid 5% trong nước (TT) cho vào một bình nón. Đun sôi dung dịch Fehling trong bình nón rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn 1% (nhỏ từng giọt) cho đến khi chuyển màu từ xanh lơ sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ cho đến khi kết thúc là 4 phút và luôn giữ cho dung dịch sôi đều trong suốt quá trình định lượng

Tính độ chuẩn T [lượng glucose khan (g) tương đương với 1 ml thuốc thử Fehling đã dùng]

Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345 - 0,00375 g (tương đương với 6,9 - 7,5 ml dung dịch glucose chuẩn 1%)

Tiến hành định lượng:  Cân chính xác khoảng 2 g chế phẩm cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước để hoà tan và pha loãng với nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung dịch chế phẩm 2%).

Tiến hành định lượng như phần xác định độ chuẩn T, bắt đầu từ “ Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch Fehling…” nhưng dùng dung dịch chế phẩm 2% để chuẩn độ thay cho dung dịch glucose chuẩn 1%

Hàm lượng đường khử tự do trong chế phẩm tính theo glucose khan không được dưới 64,0% (kl/kl)

Bảo quản

Đựng trong bình, lọ, chai nút kín, không đựng trong thùng sắt. Để nơi mát, tránh ẩm thấpẩptánh côn trùng (ruồi, bọ, chuột...).

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ, đại trường.

Công năng, chủ trị

Bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc Ô đầu, điều hoà các vị thuốc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 15 - 30 g. Dùng ngoài điều trị mụn nhọt không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, liều lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Sôi bụng, ỉa chảy hay đầy bụng, không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Đỗ trọng (Cortex Eucommiae)

Diêm đỗ trọng. Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ, sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Lô hội (Aloe)

Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.

Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.

Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)

Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)

Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Đại hoàng (Rhizoma Rhei)

Thanh trường thông tiện, tả hoả giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị: Táo bón do thực nhiệt, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Bách bộ (Radix Stemonae tuberosae)

Đào lấy rễ củ lúc trời khô ráo, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ ở hai đầu, đem đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)

Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.

Ngô công (Scolopendra)

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Ngũ bội tử (Galla chinensis)

Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.

Hoàng nàn (Cortex Strychni wallichianae)

Trừ phong hàn thấp tý, chỉ thống, chỉ tả, sát trùng. Chủ trị: Đau nhức xương cốt, mình mẩy, đau bụng, nôn, tiêu chảy, dùng trị ghẻ, ngứa.

Thương truật (Rhizoma Atractylodis)

Kiện tỳ táo thấp, khu phong trừ thấp, phát hãn giải biểu. Chủ trị: Thấp trệ ở trung tiêu (bụng đầy buồn nôn, ăn không ngon), phong thấp do hàn thấp là chính

Thổ phục linh (Khúc khắc, Rhizoma Smilacis glabrae)

Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.