Xà sàng (Quả, Fructus Cnidii)

2014-10-06 09:29 PM

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Giần sàng

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Xà sàng (Cnidium monnieri L.) , họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Quả đóng với hai phân quả dính nhau ở một mặt tạo thành hình trứng nhỏ, có khía lồi; dài 2 - 4 mm, đường kính 1 - 2 mm. Mặt  ngoài màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Đỉnh có hai vòi mảnh, dài khoảng 2 – 4 mm. Mỗi phân quả có 5 khía lồi nhô cao xen kẽ với 4 rãnh khá sâu, trông giống như quả có cánh; giữa là một hạt hình trứng. Mặt tiếp xúc giữa hai phân quả là mặt phẳng, có 2 đường chỉ dọc nổi lên màu nâu. Mặt cắt ngang qua tâm của quả nguyên vẹn gồm hai phần là hai phân quả dính liền nhau. Nếu vết cắt không ở ngay giữa thì hai phân quả có thể tách rời. Mỗi phân quả có thể nhìn thấy 6 vết tròn nhỏ tương ứng với 6 ống tiết. Hạt nhỏ, màu nâu xám, có dầu. Quả có mùi thơm, vị cay.

Vi phẫu

Quả: vỏ quả ngoài là một lớp gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ, thành mỏng, có cutin hơi răng cưa ở mặt ngoài. Kế đến là 1 – 2 lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật. Vùng mô mềm tương ứng với cạnh lồi có bó libe gỗ nhỏ gồm libe và gỗ liền nhau, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ. Chung quanh bó libe gỗ, các tế bào của vùng vỏ quả giữa có một phần hóa mô cứng, nhưng thành tế bào khá mỏng, có cấu tạo giống như mạch mạng. Vỏ quả trong là một lớp tế bào tạo thành vòng liên tục, hơi uốn lượn mấp mô, thành tế bào khá dầy. Ở mặt tiếp hợp của hai phân quả, mỗi bên có hai ống tiết, bốn ống tiết còn lại nằm trong mô mềm của vỏ quả giữa, bên dưới bốn rãnh sâu. Ống tiết kiểu ly bào với các tế bào chung quanh còn khá nguyên vẹn, bên trong chứa tinh dầu dưới dạng giọt tròn màu vàng. Ở vùng giữa mặt tiếp hợp, chỗ hạt đính vào, mỗi bên phân quả có một bó libe gỗ nhỏ (sống noãn) gồm gỗ ở giữa, bao quanh là libe.

Hạt: vỏ hạt gồm một vòng tế bào mô mềm hình chữ nhật, thành mỏng, xếp khít nhau theo hướng xuyên tâm. Bên trong là nội nhũ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, chứa đầy dầu béo.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị cay. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh vỏ quả gồm các tế bào hình chữ nhật hay đa giác, thành mỏng, chứa chất có màu vàng,  mảnh ống tiết bị vỡ, mảnh mô cứng gồm các tế bào hình chữ nhật hay đa giác có thành tế bào cấu tạo như mạch mạng, mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm, mảnh nội nhũ chứa nhiều giọt dầu béo to nhỏ không đều, tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96% (TT), đun trong cách thủy dưới ống sinh hàn ngược 10 phút. Lọc, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Dịch lọc đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, có huỳnh quang màu đỏ tía.

Lấy 2 ml dịch lọc, nhỏ vài giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) : dung dịch có tủa đục. Nhỏ tiếp khoảng 10 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) cho đến pH kiềm: dung dịch trở nên trong và tăng màu vàng.

Lấy 2 ml dịch lọc, thêm đồng thể tích dung dịch natri carbonat 3% (TT), đun nóng nhẹ trong 5 phút. Để nguội, thêm 1 – 2 giọt diazo p-nitroanilin (TT) xuất hiện màu đỏ anh đào.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254 tráng sẵn.

Dung môi khai triển: Cloroform – ethylacetat  (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,3 g bột dược liệu thô, thêm 5 ml ethanol 96% (TT), lắc siêu âm trong 5 phút, để lắng, lấy phần dịch trong ở trên làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:  Lấy 0,3 g bột Xà sàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.  

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Sắc đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 9.6).

Tro toàn phần

Không quá 6% (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước; chưng cất trong 3 giờ với tốc độ 2,5 đến 3,5 ml/phút.

Dược liệu phải chứa ít nhất 1% tinh dầu (tính theo dược liệu khô kiệt).

Chế  biến

Thu hoạch bằng cách nhổ hay cắt cả cây, phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh làm mất tinh dầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici)

Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Mạn kinh tử (Fructus Viticis trifoliae)

Chủ trị cảm mạo, nhức đầu do phong nhiệt, sưng đau răng lợi, đau mắt kèm chảy nhiều nước mắt, hoa mắt, chóng mặt, phong thấp, cân mạch co rút

Tế tân (Herba Asari)

Cảm mạo phong hàn, nhức đầu, đau răng, ngạt mũi, chảy nước mũi, phong thấp đau tê, đàm ẩm, ho suyễn.

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Diệp hạ châu đắng: Cây chó đẻ răng cưa xanh, Herba Phyllanthi amari

Tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu. Dùng khi tiểu tiện bí dắt, tắc sữa, kinh bế, hoặc mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis)

Ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm. Chủ trị: Thượng vị đầy trướng, nôn mửa, tiết tả, thực tích, ho, suyễn.

Tất bát (Fructus Piperis longi)

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Gừng (Can khương, Rhizoma Zingiberis)

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Chè dây (Folium Ampelopsis)

Cân chính xác khoảng 0,5 g bột dược liệu vào túi giấy lọc, thêm 50 ml cloroform (TT), ngâm trong 12 giờ, bỏ dịch chiết cloroform

Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Trạch tả (Thân rễ, Rhizoma Alismatis)

Lấy thân rễ Trạch tả đã thái phiến khô, phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài có màu vàng, lấy ra phơi khô. Cứ 100 kg trạch tả dùng 2 kg muối.

Sơn thù (Fructus Corni officinalis)

Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.

Hạt qua lâu (Semen Trichosanthis)

Nhuận phế, hoá đàm và nhuận tràng.Chủ trị: ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.

Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)

Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

Thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau. Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, ban chẩn mề đay, đi ỉa lỏng lâu ngày.

Địa liền (Rhizoma Kaempferiae galangae)

Ôn trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ vị, chủ trị Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức đầu, răng đau, ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém.

Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)

Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.