Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

2014-10-25 09:47 AM
Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản đông (Tussilago farfara L.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Cụm hoa là một đầu hình chùy dài, thường là 2 – 3 cụm hoa cùng mọc trên 1 cành hoặc mọc đơn độc, dài 2 – 2,5 cm, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Đỉnh cuống cụm hoa có nhiều lá bắc dạng vẩy. Mặt ngoài của lá bắc đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mặt trong được phủ kín bởi những đám lông trắng như bông. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Bột

Màu vàng hơi nâu nhạt, thô, không mịn, bết vào nhau thành từng mảng do có nhiều lông quyện vào. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều mảnh biểu bì cánh hoa có tế bào hình đa giác to, trong tế bào lác đác có sắc tố màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh biểu bì lá bắc có các tế bào hình đa giác và các lỗ khí; trong một số tế bào có sắc tố màu đỏ hơi nâu. Nhiều lông đơn bào xoắn, trắng bông. Hạt phấn hình cầu màu vàng, màng ngoài có gai. Bó mạch gỗ màu đỏ cam. Mảnh đầu nhụy.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml ethanol 96 % (TT) đun sôi, lắc kỹ, lọc lấy dịch lọc làm phản ứng.

Lấy 1 ml dịch lọc thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), có màu xám đen và có tủa.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat (9,5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 2 ml ether dầu hoả (40 - 60 oC) (TT), ngâm và thỉnh thoảng lắc trong 1 giờ. Lọc, bốc hơi tự nhiên đến cắn. Hoà cắn trong 1 ml cloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu:  Lấy 2 g bột Khoản đông hoa (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sau đó phun dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT), sấy 105 oC cho đến khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf  với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 14%.

Tạp chất

Nụ hoa biến thành màu đen: Không quá 0,5%.

Chất chiết được trong dược liệu

Chất chiết được bằng ethanol: Không dưới 14,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Chất chiết được bằng nước: Không dưới 62,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào tháng 12 hoặc khi trời lạnh, hoa vẫn còn dưới đất, hái lấy nụ, loại bỏ cuống hoa, đất cát, phơi âm can.

Bào chế

Khoản đông hoa: Loại bỏ tạp chất và cuống hoa còn sót lại.

Khoản đông hoa chế mật: Lấy Mật ong, có thể hoà loãng bằng một lượng nước sôi, trộn đều mật với Khoản đông hoa, ủ cho thấm đều, cho vào chảo sao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Dùng 2,5 kg Mật ong cho 10 kg Khoản đông hoa.

Bảo quản

Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Tân, cam, ôn. Quy vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 5 – 9 g, Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Không dùng cho người âm hư phế nhiệt, phế ráo.

Bài viết cùng chuyên mục

Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)

Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.

Lá hen (Nam tỳ bà, Folium Calotropis)

Trừ đờm, giảm ho, giáng khí nghịch, tiêu độc. Dùng trị bệnh hen suyễn, kèm theo ho, nhiều đờm; dùng ngòai, trị bệnh ngoài da: ngứa lở, mụn nhọt, đau răng, rắn cắn.

Toàn yết (Scorpio)

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết. Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Tục đoạn (Rễ, Radix Dipsaci)

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ già, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ tua. Đối với xuyên tục đoạn, thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ loại bỏ các rễ tua và rễ con.

Tỳ bà (Lá, Nhót tây, Nhót Nhật bản, Folium Eriobotryae)

Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Đương quy (Radix Angelicae sinensis)

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư.

Nhục đậu khấu (Semen Myristicae)

Ôn trung, hành khí, sáp trường, chỉ tả. Chủ trị: Cửu lỵ (ỉa chảy lâu ngày) do tỳ vị hư hàn, đau trướng bụng và đau thượng vị, biếng ăn, nôn mửa.

Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)

Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa

Kha tử (Chiêu liêu, Fructus Terminaliae chebulae)

Sáp trường chỉ tả, liễm phế, giáng hoả lợi hầu họng. Chủ trị: Tả lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, lòi dom; hen suyễn khó thở, ho lâu ngày không khỏi; đau bụng.

Hoắc hương (Herba Pogostemonis)

Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô, rồi trộn đều thân với lá.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Quả qua lâu (Fructus Trichosanthis)

Thanh nhiệt, trừ đàm, nhuận táo, tán kết. Chủ trị: ho đờm do phế nhiệt, đau thắt ngực, kết hung đầy bĩ ngực và thượng vị, nhũ ung, phế ung, trường ung, đại tiện bí kết.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Nhân sâm (Radix Ginseng)

Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.

Mạch môn (Ô tặc cốt, Os Sepiae)

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ dày và hành tá tràng, âm nang lở ngứa

Thương lục (Radix Phytolaccae)

Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.

Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)

Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.

Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)

Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.

Quả dâu (Fructus Mori albae)

Bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.

Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)

Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Mộc thông (Caulis Clematidis)

Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: Phù thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa.

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Thạch cao: Băng thạch, Gypsum fibrosum

Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.