Actiso (Lá, Folium Cynarae scolymi)

2014-10-09 02:33 PM

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 đến 60 độ C.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lá phơi hoặc sấy khô của cây Actisô ( Cynara scolymus L.) họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xám trắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn và hơi đắng.

Bột

Mảnh biểu bì phiến lá gồm những tế bào hình nhiều cạnh, mang lỗ khí và lông che chở. Mảnh biểu bì gân lá gồm tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vòng và mạch vạch. Mảnh mô mềm. Nhiều khối nhựa màu nâu, kích thước to nhỏ không nhất định.

Định tính

A.  Cắt nhỏ 3 g dược liệu, cho vào bình cầu , thêm 50 ml ethanol 96% (TT), đun sôi cách thuỷ với ống sinh hàn ngược trong 30 phút, lọc (dung dịch A).

Lấy 5 ml dung dịch A, bốc hơi trên cách thuỷ cho hết ethanol. Hoà cắn còn lại trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1N (TT) và 4 ml nước cất, lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri nitrit 10% (TT), để lạnh ở 10 0C trong 20 phút. Thêm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu hồng cánh sen bền vững.

B.Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng : Silica gel G

Dung môi khai triển : Acid formic- butyl acetat- nước (5 : 14 : 5).

Dung dịch thử: Dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu : Dung dịch cynarin trong methanol (0,01 mg/ml)

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 15 ml dung dịch thử, 10 ml dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch natri nitrit 10% (TT) và sau 1 phút phun dung dịch natri hydroxyd 10% (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 1 vết màu vàng (flavonoid);1 vết màu hồng (cynarin ) có cùng trị số Rf với vết của cynarin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm 

Không quá 13%.

Tro toàn phần

 Không quá 15%.

Tạp chất

Không được quá  0,5%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 3 g dược liệu và cắt nhỏ hoặc xay thành bột thô. Làm ẩm với ethanol 96% (TT) trong 30 phút, cho vào bình Soxhlet chiết với ethanol 70% (TT) trên cách thuỷ cho tới hết hoạt chất (thử bằng phản ứng định tính A: dịch thử không xuất hiện màu hồng cánh sen). Cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại thêm 20 ml nước cất, lọc qua giấy lọc. Cho dịch lọc vào ống quay ly tâm và thêm 20 ml dung dịch chì acetat 10% (TT), khuấy đều. Ly tâm với vận tốc 3000 vòng/phút, trong 15 phút. Gạn bỏ lớp nước. Thêm vào cắn 5 ml dung dịch acid acetic 10% (TT) và 25 ml dung dịch acid sulfuric 0,05 M (TT) .Chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100 ml, lắc đều trong 30 phút. Thêm nước cất đến vạch . Lấy 20 ml hỗn hợp vào ống ly tâm và ly tâm như  trên. Lấy chính xác 1 ml dung dịch trong ở phía trên, cho vào bình định mức 50 ml. Thêm methanol (TT)đến vạch. Đo độ hấp thu cực đại ở bước sóng 325 nm. Mẫu trắng là methanol (TT).

Hàm lượng hoạt chất trong dược liệu được tính theo công thức sau: A x 10000/616 x P.

Trong đó:

A:  Độ hấp thu của mẫu đo.

616: Độ hấp thu của dung dịch cynarin 1% trong methanol (TT) ở bước sóng 325 nm.

P: Khối lượng dược liệu thô (đã trừ độ ẩm).

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,1% hoạt chất tính theo cynarin .

Chế biến

Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc cuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50  – 60 0C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc, có thể dùng hơi nuớc sôi có áp suất cao để xử lý nhanh lá. Sau đó phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm mốc.

Tính vị, quy kinh

Khổ, lương. Vào các kinh can, đởm.

Công năng, chủ trị

Lợi mật,chỉ thống. Chủ trị: Tiêu hoá kém, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

Cách dùng, liều lượng

Ngỳa dùng 8 -10 g, dạng thuốc sắc.

Bài viết cùng chuyên mục

Hạt sen (Liên nhục, Semen Nelumbinis)

Bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh, dưỡng tâm, an thần. Chủ trị: ỉa chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, tim đập hồi hộp, mất ngủ.

Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)

Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc. Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Sáp ong (Cera alba, Cera flava)

Những mảnh hoặc cục nhỏ không đều nhau, hình dáng không nhất định, màu vàng hoặc nâu nhạt. Dùng tay bóp mềm ra và vặn được

Hoàng cầm (Radix Scutellariae)

Thanh nhiệt, táo thấp, tả hoả giải độc, an thai. Chủ trị: Thấp ôn, thử ôn, ngực tức, buồn nôn, nôn, thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, phế nhiệt ho, sốt cao

Rau má (tinh tuyết thảo, Herba Centellae asiaticae)

Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu sưng. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhiệt, tiêu chảy, thổ huyết, chảy máu cam, nhọt độc sưng.

Đại phù bình (Herba Pistiae)

Phát hãn khu phong, hành thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Ngoại cảm, mày đay (phong chẩn, ẩn chẩn), đơn độc, phù thũng.

Địa long (Giun đất, Pheretima)

Chủ trị sốt cao bất tỉnh, kinh giản, thấp tỳ, tê chi, bán thân bất toại, ho và suyễn do phế thực nhiệt, phù, vô niệu, cao huyết áp.

Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Chè vằng (Folium Jasmini subtripinervis)

Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, chủ trị kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết.

Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Cánh kiến trắng (Benzoinum)

Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.

Dây đau xương (Caulis Tinosporae tomentosae)

Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức cơ khớp. Dùng ngoài chữa đụng dập, sang chấn, rắn cắn.

Muồng trâu (Folium Senna alatae)

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa. Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)

Nhung hươu (Lộc nhung, Cornu Cervi Pantotrichum)

Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)

Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Uy linh tiên (Rễ, Radix Clematidis)

Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống. Chủ trị Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Sâm đại hành (Tỏi lào, Bulbus Eleutherinis subaphyllae)

Thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, thương tích tụ huyết, ho gà, viêm họng.

Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)

Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.