Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

2014-10-25 09:46 AM
Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hạt lấy ở quả chín phơi khô của cây Mơ (Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Hạt hình tim dẹt, dài 1 - 1,9 cm, rộng 0,8 - 1,5 cm, dày 0,5 - 0,8 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng đến màu nâu thẫm, một đầu hơi nhọn, một đầu tròn, 2 mặt bên không đối xứng. Ở đầu nhọn có rốn vạch ngắn nổi lên. Ở phía đầu tròn có một hợp điểm với nhiều vân màu nâu sẫm toả lên. Vỏ hạt mỏng, hạt có 2 lá mầm màu trắng kem, nhiều dầu béo. Không mùi, vị đắng.

Vi phẫu

Vỏ hạt có những tế bào đá hình gần tròn tập hợp thành khối, thành tế bào dày, rõ rệt và đồng nhất, đường kính 60 - 90 mm. Nhìn phía trên, tế bào đá có hình tam giác tù, thành tế bào rất dày ở đỉnh.

Định tính

A. Nghiền vài hạt dược liệu với nước, ngửi thấy mùi đặc biệt của benzaldehyd.

B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào một ống nghiệm, nhỏ vào mấy giọt nước, treo một băng giấy nhỏ có tẩm dung dịch trinitrophenol (TT) vào phía trên mặt dược liệu, nút kín ống nghiệm, ngâm ống trong cách thuỷ khoảng 10 phút, băng giấy thuốc thử sẽ chuyển sang màu đỏ gạch.

Giấy tẩm acid picric bão hoà: Thấm ướt giấy bằng dung dịch acid picric bão hoà (TT), để khô ngoài không khí. trước khi dùng thấm ướt bằng dung dịch natri carbonat 10%.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hoá ở 110 oC trong khoảng 1 giờ.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - nước (15: 40: 22: 10), sau khi pha để ở 5 – 10 oC trong 12 giờ.

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 50 ml ether (TT). Đun hồi lưu trên cách thuỷ 1 giờ, gạn dịch chiết ether, rửa phần bã bằng ether (TT). Lấy bã bay hơi hết ether, thêm 30 ml methanol (TT) vào bã, đun hồi lưu trên cách thuỷ 30 phút, để nguội, lọc, cô dịch lọc trên cách thuỷ còn 1 ml.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Khổ hạnh nhân (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra phun ngay dung dịch acid phosphomolybdic trong acid sulfuric (lấy 2 g acid phosphomolybdic, thêm 20 ml nước để hoà tan rồi thêm từ từ 30 ml acid sulfuric và trộn kỹ). Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 7%.

Không bị ôi

Nghiền vài hạt dược liệu với nước nóng, không được ngửi thấy mùi ôi của dầu.

Tạp chất

Không được có tạp chất và lẫn những mảnh vụn của vỏ quả trong (Phụ lục12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 15 g bột dược liệu thô, cho vào bình Kjeldahl, thêm 150 ml nước, nút kín ngay miệng bình, để yên trong 2 giờ. Tiến hành cất kéo hơi nước, hứng dịch nước cất được vào một bình hứng chứa 10 ml nước, 2 ml dung dịch amoniac 10% (TT) và được làm lạnh trong nước đá. Cất hết acid hydrocyanic {Lấy 2 ml dịch cất, kiềm hoá bằng dung dịch natri hydroxyd 40% (TT), cho thêm vài giọt dung dịch trinitrophenol (TT) (Dung dịch bão hoà trong nước), không xuất hiện màu đỏ là được}. Cho thêm chính xác 2 ml dung dịch kali iodid 16,5 % (TT) vào dịch đã cất, chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1M (CĐ) cho đến khi tủa đục màu trắng vàng xuất hiện.

1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1M (CĐ) tương đương với 91,48 mg amygdalin (C20­H27NO11).

Dược liệu phải chứa ít nhất 3,0% amygdalin (C20­H27NO11).

Chế biến

Quả thu hoạch vào mùa hạ, hái quả chín, loại bỏ phần thịt, đập vỡ vỏ hạch, tách lấy các hạt bên trong, phơi khô.

Bào chế

Khổ hạnh nhân sống: loại bỏ tạp chất, giã nát khi dùng.

Đàn khổ hạnh nhân: Lấy khổ hạnh nhân sạch, xóc trong nước sôi đến khi vỏ lụa hơi nhăn bỏ ra chà sát, loại bỏ vỏ lụa, phơi hoặc sấy khô, khi dùng giã nát.

Khổ hạnh nhân sao:Lấy đàn khổ hạnh nhân, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi chuyển thành màu vàng. Giã nát khi dùng.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, tân, ôn, ít độc. Qui vào các kinh phế, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4,5 – 9 g, dạng thuốc sắc, phối ngũ trong các bài thuốc. Khi sắc các thuốc khác gần được mới cho khổ hạnh nhân vào.

Kiêng kỵ

Hư nhược mà ho không phải do tà khí thì không dùng, không dùng quá liều, kéo dài tránh methemoglobin.

Bài viết cùng chuyên mục

Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)

Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

Tắc kè (Gekko)

Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Hạt mã tiền (Semen Strychni)

Chủ trị Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Đậu xanh (Semen Vignae aurei)

Thanh nhiệt trừ thử, chỉ khát, lợi niệu, giải các loại độc, chủ trị Tả lỵ, phù thũng, ngộ độc các chất và thuốc, thử nhiệt và khát nước.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Hạt mã đề (xa tiền tử, semen plantaginis)

Thanh thấp nhiệt, trừ đờm, chỉ ho, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết. Chủ trị: Ho nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, bàng quang, sỏi tiết niệu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Ô dược (Radix Linderae)

Bụng trướng đau, đầy bụng, khí nghịch phát suyễn, bụng dưới đau do bàng quang lạnh, di niệu, sán khí, hành kinh đau bụng.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Cỏ ngọt (Folium Steviae rebaudianae)

Khi cây sắp ra hoa, cắt cành ở khoảng cách trên mặt đất 10 - 20 cm, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 - 40 oC đến khô.

Ngô công (Scolopendra)

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ. Chủ trị: Phát ban, khái huyết, nục huyết, sốt hư lao, cốt chưng, vô kinh, bế kinh, nhọt độc sưng đau, sang chấn

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.