- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Là hạt trong "nón cái" già (còn gọi là "quả") được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá (Platycladus orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae).
Mô tả
Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 -7 mm, đường kính 1,5 - 3 mm. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
Độ ẩm
Không quá 7%.
Chỉ số acid
Không quá 40,0.
Tán thành bột thô 50 g mẫu thử, cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml hexan (TT), chiết hồi lưu trong 2 giờ, để nguội, lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp số 3, cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm, lấy một phần dầu thu được để xác định chỉ số acid theo Phụ lục 7.2. Phần còn lại xác định chỉ số carbonyl và chỉ số peroxyd.
Chỉ số carbonyl
Không quá 30,0. Xác định theo phương pháp sau:
Cân chính xác 0,02 g dầu vào bình định mức 25,0 ml, thêm benzen (TT) để hoà tan và pha loãng đến vạch với cùng dung môi. Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch này vào bình nón 25 ml có nút mài, thêm 3 ml dung dịch acid tricloroacetic 4,3% trong benzen (TT) và 5 ml dung dịch 2,4-dinitrophenylhydrazin 0,05% trong benzen (TT), trộn đều, đun 30 phút trong cách thuỷ 60 oC, để nguội, thêm từ từ dọc theo thành ống nghiệm 10 ml dung dịch kali hydroxyd 4% trong ethanol (TT), đậy nút bình nón, lắc kỹ trong 1 phút, để yên 10 phút. Tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch thu được tại bước sóng 453 nm.
Không quá 0,26. Xác định theo phương pháp sau:
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform (TT): acid acetic băng (TT) (1 : 1), lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà (TT) mới pha, đậy kín, lắc nhẹ trong 30 giây, để yên ở chỗ tối 3 phút, thêm 100 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,005 M (CĐ) đến khi có màu vàng nhạt, thêm 1 ml hồ tinh bột (CT), tiếp tục chuẩn độ đến mất màu xanh. Song song tiến hành 1 mẫu trắng.
Tạp chất
Không quá 1%.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Khi hạt chín, thu hái "quả", lấy hạt phơi khô.
Bào chế
Bá tử nhân: Loại bỏ tạp chất và vỏ "quả" còn sót lại.
Bá tử sương: Lấy Bá tử nhân sạch, giã nát, gói vào giấy thấm, sấy cho hơi khô, ép bỏ hết dầu, giã nhỏ.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh nóng và mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, bình. Vào các kinh tâm, thận, đại trường.
Công năng, chủ trị
Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng. Chủ trị: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.
Cách dùng, liều lượng
Ngày uống 3 - 12 g.
Bài viết cùng chuyên mục
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Sơn tra (Fructus Mali)
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Chích Cam thảo: Bổ tỳ, ích khí, phục mạch. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược
Ngũ bội tử (Galla chinensis)
Sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, liễm sang, giải độc, liễm phế. Chủ trị: Tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, mồ hôi trộm, tiện huyết, nôn ra máu, trĩ chảy máut, ngoại thương xuất huyết.
Đăng tâm thảo (Medulla Junci effusi)
Mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, sốp, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Không mùi vị.
Dành dành (Chi tử, Fructus Gardeniae)
Chủ trị Sốt cao, tâm phiền, hoàng đản tiểu đỏ, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, dùng ngoài trị sưng đau do sang chấn.
Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)
Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.
Thương lục (Radix Phytolaccae)
Thuốc xổ và trục thủy, giải độc tiêu viêm. Chủ trị: Phù toàn thân, vô niệu, táo bón, dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Xuyên tiêu (Fructus Zanthoxyli)
Mảnh vỏ hạt màu nâu đen khó nhìn rõ tế bào, đôi khi thấy rõ từng đám tế bào gần như hình nhiều cạnh, màu vàng nâu.
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)
Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.
Cành dâu (Ramulus Mori albae)
Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae)
Bình can tức phong Chủ trị: Đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, phá thương phong (uốn ván), động kinh.
Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)
Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae)
Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chỉ đau. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, ngạt mũi.
Hà thủ ô trắng (Radix Streptocauli)
Bổ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.
Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)
Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Cát sâm (Radix Millettiae speciosae)
Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt dắt. Sao vàng: Bổ tỳ, ích khí, tiêu đờm; tẩm gừng ích tỳ
Quế (Cortex Cinnamomi)
Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).
Hoạt thạch (Talcum)
Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.