Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

2014-10-12 08:49 AM

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 10 - 20 cm, đường kính 1 - 2,0 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Đôi khi còn vỏ ngoài màu nâu thẫm. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Mô mềm vỏ hẹp. Không có mùi, vị hơi đắng, hơi chua.

Bột

Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Tinh thể calci oxalat đường kính 11 - 35 µm xếp thành hàng hay rải rác trong tế bào mô mềm; mạch mạng có đường kính 20 - 65 µm. Sợi gỗ dài, đường kính 15 - 40 µm, thành dày hơi hoá gỗ.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform - ethyl acetat - methanol - acid formic (40 : 5 : 10 : 0,2).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol (TT), lắc kỹ trong 5 phút, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 96% (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất đối chiếu paeoniflorin trong ethanol (TT) được dung dịch có chứa 1 mg paeoniflorin trong 1 ml. Nếu không có paeoniflorin thì dùng 0,5 g bột Bạch thược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết trong cùng điều kiện như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ 10 ml  mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 5% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng đến khi xuất hiện rõ vết. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf  và màu sắc với vết của paeoniflorin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Hoặc nếu dùng dược liệu chuẩn để chuẩn bị dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf  và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Không quá 0,5%.

Kim loại nặng

Không quá 5 ppm chì, 0,3 ppm cadmi, 2 ppm arsen, 0,2 ppm thuỷ ngân và 20 ppm đồng. Dùng phương pháp quang phổ nguyên tử phát xạ và hấp thụ.

Chế biến

Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đó luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.

Bào chế

Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, toan, vi hàn. Vào các kinh tỳ, can, phế.

Công năng, chủ trị

Bổ huyết, dưỡng âm, thư cân, bình can, chỉ thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sôt,chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 8 -12 g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Đầy bụng không nên dùng. Không dùng cùng Lê lô.

Bài viết cùng chuyên mục

Mân xôi (Fructus Rubi)

Ích thận, cố tinh, dùng chữa đi tiểu nhiều lần, tiểu không cầm, hoặc thận hư dẫn đến tảo tiết, di tinh, liệt dương

Lá lốt (Herba Piperis lolot)

Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi.

Măng cụt (Pericarpium Garciniae mangostanae)

Sát trùng chỉ lỵ, thu liễm săn da. Chủ trị: Đau bụng ỉa chảy, lỵ, khí hư bạch đới.

Khoản đông hoa (Flos Tussilaginis farfarae)

Nhuận phế hoá đờm, chỉ khái, giáng nghịch. Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.

Đậu đen (Semen Vignae cylindricae)

Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm, dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc.

Cau (Pericarpium Arecae catechi)

Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)

Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.

Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)

Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..

Lá tía tô (Tô diệp, Folium Perillae)

Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa trúng độc cua cá.

Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)

Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).

Ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii)

Trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii)

Chủ trị Cảm mạo phong hàn, phong chạy khắp người, mình, chân, tay, các khớp đau nhức nặng nề, thiên về đau ở nửa người trên.

Cỏ xước (Radix Achyranthis asperae)

Hoạt huyết khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương. Chủ trị: Phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp, kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, bí tiểu tiện, đái rắt buốt.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Chỉ xác (Fructus Aurantii)

Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.

Cánh kiến trắng (Benzoinum)

Chủ trị Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết vậng.

Cối xay (Herba Abutili indici)

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Hoa đại (Flos Plumeriae rubrae)

Nhuận tràng, hoá đờm chỉ ho, hạ huyết áp. Chủ trị: Táo bón, đi lỵ có mũi máu, Sốt, ho, phổi yếu có đờm, huyết áp cao, phù thũng, bí tiểu tiện.

Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)

Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).

Phòng đẳng sâm (Radix Codonopsis javanicae)

Bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.

Mộc tặc (Herba Equiseti debilis)

Tán phong nhiệt, trừ mắt có màng (thoái ế). Chủ trị: Đau mắt đỏ do phong nhiệt, ra gió chảy nước mắt, mắt kéo màng.

Phòng kỷ (Radix Stephaniae tetrandrae)

Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống. Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

Thiên trúc hoàng (Concretio Silicae Bambusae)

Trừ đàm nhiệt, thanh tâm, trấn kinh. Chủ trị: Tinh thần hôn ám, trúng phong đàm mê tâm khiếu. Trẻ em kinh giật và dạ đề do đàm nhiệt.