Sâm bố chính (Radix Abelmoschi sagittifolii)

2014-11-01 11:16 PM
Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bố chính sâm, Thổ hào sâm, Nhân sâm Phú Yên

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.), họ Bông (Malvaceae).

Mô tả

Rễ củ hình trụ, đầu dưới thuôn nhỏ, đôi khi phân nhánh, dài 10 cm trở lên, đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà, có nhiều vết nhăn và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ màu trắng, có nhiều bột, không có xơ. Mùi hơi thơm, vị nhạt và nhày.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 3 - 6 lớp tế bào, có khi đến 10 - 15 lớp, mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào hình nhiều cạnh, chứa hạt tinh bột. Rải rác trong mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và các túi tiết chất nhầy. Bó libe hình nón, rải rác có vài đám sợi. Bó gỗ cấu tạo bởi những đám mạch gỗ rải rác trong mô mềm gỗ. Tia ruột gồm 2 - 3 hàng tế bào từ vùng gỗ ra tới vùng libe thì loe thành phễu. Tế bào tia ruột cũng chứa tinh bột.

Bột

Bột màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều hạt tinh bột riêng lẻ, hình dạng thay đổi, kích thước từ 12-34 µm, có khi 2-3 hạt dính với nhau. Sợi libe có thành hơi dày rộng khoảng 20 µm. Mảnh mạch điểm, mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào chứa tinh bột.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước cất, lắc trong 15 phút, lọc qua bông thu được dung dịch A.

Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch có màu vàng chanh.

Lấy 2 - 3 ml dung dịch A, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20% (TT), sẽ có tủa trắng.

B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm), bột dược liệu phát quang màu trắng sáng.

C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96% (TT), đun cách thủy 10 phút, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch natri hydrocarbonat 5% (TT), đun cách thủy trong 3 phủt, để nguội. Thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Diazo (TT), màu đỏ cam xuất hiện.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tro toàn phần

Không quá 12%.

Tro không tan trong acid hydroclorid

Không quá 7%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 2 mm, cho vào bình nón và chiết bằng ethanol 25% (TT) ở nhiệt độ 40 – 45 oC trong bể rửa siêu âm cho hết chất nhầy (kiểm tra bằng dung dịch chì acetat 20% (TT): Lấy 1ml dịch chiết lần cuối cùng, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20% (TT), không còn tủa nữa là được). Gộp các dịch chiết ethanol lại, bốc hơi dịch chiết đến dạng cao lỏng (1/5). Kết tủa chất nhầy bằng dung dịch chì acetat 20% (TT) (dùng 15-20 ml). Lọc qua giấy lọc đã cân bì trước. Rửa tủa trên giấy lọc đến khi nước rửa hết phản ứng của chì (kiểm tra bằng dung dịch natri sulfat 10% (TT): lấy 1 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch natri sulfat 10% (TT), khi không còn tủa trắng là được). Sấy khô tủa ở 110 oC  đến khối lượng không đổi và cân.  

Dược liệu phải chứa không ít hơn 25,0% chất chiết được bằng ethanol 25% (TT) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đông. Đào lấy rễ củ, loại bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô. Có thể đồ chín hoặc ngâm nước gạo, vớt ra rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô.

Bào chế

Rễ khô đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái phiến phơi khô. Khi dùng có thể chế gừng.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, đạm, bình. Vào hai kinh tỳ, phế.

Công năng, chủ trị

Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10 - 12 g, dạng thuốc sắc, tán bột, hoặc ngâm rượu uống.

Kiêng kỵ

Thể tạng hư hàn, phải chích gừng. Không dùng chung với Lê lô.

Bài viết cùng chuyên mục

Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei)

Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật.

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Bổ cốt chỉ (Fructus Psoraleae corylifoliae)

Bổ mệnh môn hoả, chỉ tả. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tần, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả, dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.

Đương quy di thực (Radix Angelicae acutilobae)

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Hoạt thạch (Talcum)

Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử. Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt.

Lá dâu (Folium Mori albae)

Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.

Địa hoàng (Sinh địa, Radix Rhemanniae glutinosae)

Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết. Chủ trị: Ôn bệnh vào dinh huyết, hầu họng dưng đau, huyết nhiệt làm khô tân dịch gây chảy máu (máu cam, nôn máu, ban chẩn...).

Bạch giới tử (hạt cải trắng, Semen Sinapis albae)

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chỉ thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Tăng ký sinh (Tầm gửi trên cây dâu, Herba Loranthi)

Bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai. Chủ trị: đau lưng, nhức xương - khớp, đau thần kinh ngoại biên, phụ nữ động thai, ít sữa sau khi đẻ.

Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)

Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)

Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu

Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)

Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.

Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiêu độc. Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

Chủ trị Phế ráo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Ma hoàng (Herba Ephedrae)

Ma hoàng chích mật: Nhuận phế giảm ho; thường dùng trong trường hợp biểu chứng đã giải song vẫn còn ho suyễn

Củ súng (Radix Nymphaeae stellatae)

Kiện tỳ, trừ thấp, bổ thận, bổ dưỡng, cố sáp. Chủ trị: Thận hư gây di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, bạch đới, bạch trọc, đái són, viêm thận, bàng quang, đau lưng mỏi gối, tỳ hư gây tiết tả.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)

Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.

Phục linh (Bạch linh, Poria)

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.

Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)

Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát