Chăm sóc người bệnh uốn ván

2015-03-13 06:31 AM

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetơni gây nên. Vi khuấn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do Clostridium Tetơni gây nên. Vi khuấn sinh sản tại nơi xâm nhập, độc tố tiết ra tác động vào dây thần kinh vận động gây co cứng cơ vân và co giật toàn thân. Bệnh diễn biến khó lường trước được, tỉ lệ tử vong cao.

Mầm bệnh

Clostridium Tetani là một trực khuẩn Gram (+), ở ngoại cảnh nó tồn tại dưới dạng nha bào, sống nhiều năm trong đất, nhất là những nơi có lẫn phân động vật, chịu được nước sôi 1 - 3 giờ, đề kháng tốt với dung dịch phenol 5%, formalin 3%.

Nha bào còn được tìm thấy trong bụi, trong ruột các động vật có vú, nhất là ngựa và cừu.

Dịch tễ

Clostridium Tetani xâm nhập qua các vết thương ở da, niêm mạc do tai nạn giao thông, vết thương chiến tranh, thú thuật không vô khuẩn...

Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn tuổi thường bị bệnh nặng. Tỷ lệ tử vong cao 30- 50%.                   

Bệnh sinh

Sau khi xâm nhập vào vết thương, nha bào phá vỏ chuyển thành dạng hoạt động, sinh sản tại đây và tiết ra ngoại độc tố. Ngoại độc tố có 3 thành phần.

nhưng chính Tetnospasmin tác động lên điểm cuối của thần kinh cơ và sợi cơ gây co cứng. Ngoài ra. độc tố còn tác động lên tuỷ sống làm tăng hoạt động cùa các cung phán xạ...

Các vết thương dập nát, sâu. có nhiều mỏ hoại tử, nhiều đất bụi, thiếu oxy chính là nơi vi khuẩn phát triển tốt.

Lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Từ lúc bắt đầu bị thương đến lúc cứng hàm, trung bình 7 - 14 ngày, thời kỳ ú bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng.

Thời kỳ khỏi phát

Người bệnh hơi mệt, nhức đầu. mất ngú, mỏi quai hàm. nói khó, nuốt vướng, uống nước sặc. Khi thăm khám, thấy cơ nhai co cứng, không có điểm đau rõ rệt, khổng thể đè lưỡi đế mở rộng miệng được.

Thòi kỳ toàn phát

Triệu chứng có thể tại chỗ (cứng hàm, cứng gáy) hay toàn thân.

Co cứng đau cơ:

Co cứng bắt đầu là cơ nhai (cứng hàm) rồi đến cơ mặt (cơ nhăn mặt, Ricus Sardonios), cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, cơ chi dưới (duỗi), cuối cùng là cơ chi trên (co quắp).

Sự co cứng liên tục.

Co giật cứng toàn thân:

Xảy ra sau một kích thích (đụng chạm, ánh sáng, tiếng ồn...), khi co thắt các cơ hầu họng người bệnh khó nuốt, co thắt cơ thanh quản gây nghẹt thở, tím tái, ngừng thở.

Rối loạn chức năng:

Khó nuốt, khó nói, co cơ hô hấp, tăng tiết đờm dãi, bí tiếu - đại tiện.

Toàn trạng:

Người bệnh hoàn toàn tính táo.

Sốt 38 - 39 độ c.

Mạch hơi nhanh 90 - 120 lần/phút.

Vã mồ hôi sau các cơn giật.

Khi bệnh diễn biến nặng sẽ có sốt cao trên 39°c, mạch nhanh trên 140 lần/phút, tăng tiết đờm dãi, lơ mơ hoặc hôn mê vì thiếu oxy não.

Tiến triển

Thuận lợi:

Từ ngày thứ 10, các cơn co giật thưa dần, mạch, nhiệt độ trớ lại bình thường, miệng há rộng dần. Thời kỳ lại sức kéo dài.

Xấu:

Bệnh càng ngày càng nguy kịch, người bệnh đi vào hôn mê và tử vong trong vòng vài ngày.

Bệnh đang thuyên giảm thì đột nhiên nguy kịch dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán

Dựa vào dịch tễ học và lâm sàng.

Điều trị

Điều trị đặc hiệu

Trung hoà độc tố: SAT (Serum Anti Tetaniqiie) phải dùng sớm khi độc tố còn lưu hành trong máu, chưa gắn vào tế bào thần kinh.

Cách dùng: 1/2 tiêm bắp, 1/2 tiêm dưới da, 1 liều duy nhất: 20.000 - 30.000 đv (test trước).

Vacxin phòng uốn ván: 0,5 ml tiêm bắp X 2 mũi, cách nhau 1 tháng. Kháng sinh Penicilin 50.000 - 100.000 đv/kg/ngày (vết thương còn viêm).

Săn sóc quan trọng

Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Thở 02, hút đờm dãi, mở khí quản.

Kiểm soát cơn co giật: An thần nhanh kèm giãn cơ.

+ Điều trị nền: 2 - 4 mg/kg/ngày chia 4 lần.

Dùng Diazepam uống hay nhỏ giọt tĩnh mạch.

+ Điều trị cắt cơn: 0,5 mg/kg/lần. Tiêm tĩnh mạch chậm.

Xử lý vết thương: cắt lọc, làm sạch rửa oxy già, dùng kháng sinh diệt trùng.

Điều chính rối loạn nước - điện giải.

Chống tái phát.

Dự phòng

Xử lý vết thương có nguy cơ bị uốn ván.

Rửa sạch vết thương bằng nước oxy già.

Cắt lọc. lấy dị vật.

Không băng quá kín, quá chặt.

Dùng Ampicillin 2g/ ngày.

Tiêm vacxin phòng uốn ván VAT.

+ VAT 0,5 ml tiêm bắp X 2 lẩn cách nhau 1 tháng.

+ Vô khuẩn dụng cụ.

SAT: 1.500 đv, tiêm bấp.

Vệ sinh môi trường.

Chích VAT cho trẻ em, sản phụ theo lịch tiêm chủng.

Chăm sóc người bệnh bị uốn ván

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chán, đếm nhịp thờ, kiểu thở, tình trạng tăng tiết. Nếu người bệnh có co thắt thanh quản, co giật liên tục, có cơn ngừng thớ, ứ đọng dòm dãi: Dẫn đến suy hô hấp, khó thớ nặng, nên mớ khí quán, cho thở 02.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huvết áp.

Theo dõi mạch, huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/ lần, 3 giờ/lần.

Mạch nhanh yếu, thở yếu, huyết áp dao động là tình trạng nặng. Cần chuẩn bị dụng cụ để hồi sức cấp cứu.

Tình trạng thần kinh:

Co cứng cơ liên tục.

Co giật cứng toàn thân.

Rối loạn cơ năng.

Người bệnh thường tinh và đau nhiều.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ: Không cao lắm, nếu sốt cao cần đề phòng các nhiễm trùng phối, đường tiểu hay vết thương...

Vã mổ hôi nhiều sau cơn co giật.

Hôn mé hay lơ mơ do thiếu oxy não.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán .

+ Chi định thuốc.

+ Xét nghiêm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác, yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho người bệnh ăn bằng đường miệng không? Nếu người bệnh mê sáng phải cho ăn qua ống thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy.

Giáo dục sức khóe.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng sang 1 bên (đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết).

Đặt Canuyn Mayor (đề phòng tụt lưỡi).

Bóp bóng Ambu nếu có cơn ngừng thở.

Cho thở oxy.

Chuẩn bị dụng cụ, thuốc đế trợ giúp bác sĩ mở khí quản.

Theo dõi nhịp thở. tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

Hút đờm dãi đúng kỹ thuật.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận người bệnh và báo cáo ngay bác sĩ.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 30 phút /lần, lgiờ/lần, 3giờ/lần.

Thực hiện các y lệnh:

Chính xác kịp thời

Thuốc:

+ SAT.

+ Kháng sinh.

+ An thần.

Theo dõi cơn co giật (nhịp độ, cường độ, đáp ứng thuốc an thần)/ngày, độ mở miệng. Đề phòng sặc.

+ Từ lúc cứng hàm đến co giật dưới 48 giờ là bệnh nặng.

+ Có cơn co giật tím tái hoặc ngừng thở phải hổi sức cấp cứu ngay.

Giữ an toàn cho người bệnh.

Lấy nhiệt độ.

Hạn chê các yêu tô gây co giật. Báo đám yên tĩnh, không tiếng động, ánh sáng dịu.

Săn sóc vết thương (nếu có). Thay băng hàng ngày.

Giai đoạn hồi phục còn cứng cơ, cứng khớp nên tập luyện và làm vật lý trị liệu.

Xét nghiệm.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tổn tuỳ tình trạng người bệnh.

Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng

Nhiệt độ cao: Lau mát.

Vệ sinh rãng miệng.

Vệ sinh mắt, tai, mũi.

Vệ sinh da, chăm sóc đề phòng loét, giữ cho khăn trải giường khô và thẳng.

Săn sóc mở khí quản hàng ngày và chuẩn bị rút khi người bệnh hết khó thở. Làm loãng đờm để dễ hút.

Cần tập trung công tác chãm sóc để hạn chế co giật.

Nuỗi dưỡng:

+ Cho ãn lóng và sệt để tránh sặc.

+ Nặng thì cho ăn qua ống thông dạ dày và truyền dung dịch ưu trương.

+ Dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.

Giáo dục sức khỏe

Ngay từ khi người bệnh mới vào phái hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh (nếu tính) và thân nhân của người bệnh.

Tiêm chúng DPT khi chưa có vết thương cho trẻ em theo lịch tiêm chủng: + Mũi 1 (DPT1): Khi trẻ 2 tháng tuổi.

+ Mũi 2 (DPT2): Khi trẻ 3 tháng tuổi.

+ Mũi 3 (DPT3): Khi trẻ 4 tháng tuổi.

- Khi có vết thương phái tiêm SAT 1.500 - 3000 đv/tiêm bắp và tiêm vacxin. Dự phòng uốn ván rốn:

+ Quán lý thai.

+ Đỡ đé vô khuán.

+ Tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ khi mang thai.

+ Sát khuán đầu cuống rốn bằng cồn iốt.

Đánh giá

Được đánh giá là chàm sóc tốt:

+ Từ ngày thứ 10 trở đi các cơn giật giảm dần.

+ Mạch nhiệt độ trở lại bình thường.

+ Miệng há to dần.

+ Ngủ được.

+ Thời kỳ lại sức kéo dài hàng tháng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chăm sóc người bệnh dại lên cơn

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại (Rhabdoviruts) từ động vật có máu nóng (chó, mèo, dơi hút máu...) truyền sang người qua vết cắn, gây tổn thương thần kinh và tử vong chắc chắn khi phát bệnh.

Chăm sóc người bệnh sốt rét

Môi trường thuận lợi về sinh địa cánh cũng như ý thức kém làm tăng tiếp xúc giữa người và muỗi Anophcdcs sp là nguvên nhân gia tăng số người mắc bệnh.

Chăm sóc người bệnh sởi

Bệnh dễ phát thành dịch theo chu kỳ 2 - 4 năm một lẩn. Tuy nhiên, người ta vẫn gập bệnh khắp nơi và quanh năm, mùa mưa nhiều hơn mùa nấng.

Chăm sóc người bệnh AIDS (suy giảm miễn dịch)

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là do virus gây suy giám miền dịch (viết tất HIV - Human immunodeficience virus) làm cho cơ thể mất sức để kháng với các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra nhiễm trùng cơ hội.

Chăm sóc người bệnh quai bị

Virus xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng và lên cá màng não.

Chăm sóc người bệnh cúm

Virus có mặt trong các hạt chất tiết đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho... Virus có mặt rất sớm, đạt cao nhất sau 48 giờ, sau giảm nhanh.

Chăm sóc người bệnh thủy đậu

Virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể ở đường hô hấp trên, sinh sản ở đó rồi vào máu. Virus theo dòng máu đến cư trú ở da và niêm mạc làm phát sinh những nốt mọng nước nhỏ như hạt đậu.

Chăm sóc người bệnh bại liệt

Virus chí có khá năng ra ngoài theo đường hỏ hấp trong vòng 1 tuần, nhưng thải qua phân tới 2-3 tháng, virus thải ra mạnh nhất vào tháng đầu tiên kể từ khi bị bệnh.

Chăm sóc người bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi Aetles Aegypti, bệnh có biểu hiện lâm sàng là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau.

Chăm sóc người bệnh viêm gan virus

Nguồn bệnh là người bệnh và người mang virus B, HBsAg được tìm thấy trong máu và các dịch sinh học (nước bọt, nước mắt, tinh dịch, sữa mẹ, nước tiểu...).

Chăm sóc người bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do Mycobacterium tubeculosis gây ra. Bệnh có thể cấp tính hay mãn tính, khu trú ở phổi hay lan rộng ra các cơ quan khác như da, màng não, thận, xương, ruột.

Chăm sóc người bệnh viêm não Nhật Bản B

Viêm não Nhật Bản B là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh cấp tính do virus viêm não B gây ra. Bệnh truyền từ súc vật sang người qua muỗi Cutex. Bệnh thường diễn biến nặng có thế gày nhiều di chứng về thần kinh, tinh thần, gây tử vong cho trẻ em.

Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ là một hiện tượng viêm của màng não với sự gia tăng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tủy, do các vi khuấn sinh mú xâm nhập vào màng não tủy. ánh hưởng đến màng nhện, màng nuôi và tố chức não.

Chăm sóc người bệnh nhiễm xoắn khuẩn leptospira

Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tủy bằng cách soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc. Cấy máu, dịch não túy tốt nhất là làm trong 10 ngày đầu.

Chăm sóc người bệnh ho gà

Trẻ bị bệnh thải vi khuẩn qua đường hô hấp, nhiều nhất ở thời kỳ khởi phát. Các hạt nước bọt li ti có khả năng lây truyền cao trong gia đình, trong các trường học.

Chăm sóc người bệnh bạch hầu

Huyết thanh kháng độc tố: Dùng sớm, liều lượng 10.000 - 80.000 đơn vị, tiêm làm 2 lần, cách 30 phút, thay đổi tuỳ theo độ nặng nhẹ của bệnh.

Chăm sóc người bệnh lỵ amip

Bệnh xảy ra khi người nuốt phải kén (theo thức ăn bị nhiễm kén). Khi vào cơ thể kén theo thức ăn xuống ruột, vỏ kén bị phá hủy bởi men Trypsine.

Chăm sóc người bệnh lỵ trực trùng (khuẩn)

Shigella dễ dàng vượt qua hàng rào acid của dạ dày. Qua ruột non và tăng sinh trong niêm mạc ruột già, gây phản ứng viêm cấp tính. Lớp tế bào thượng bì chứa vi khuẩn sẽ bị huỷ hoại, tróc ra, tạo nên các ổ loét nông trên nền niêm mạc viêm lan toả.

Chăm sóc người bệnh tả

Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò ốc, từ đó xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ.

Chăm sóc người bệnh thương hàn

Vi khuẩn theo phân, nước tiểu của người bệnh ra ngoại cảnh từ tuần thứ hai trở đi. Những người mang mầm bệnh là nguồn lây nguy hiểm, ít được để ý.

Điều dưỡng trong hội chứng nhiễm trùng và choáng nhiễm trùng

Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xám nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể.

Đại cương điều dưỡng bệnh truyền nhiễm

Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột, sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sớm hơn ở mô, có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có bộc phát một bệnh tiềm ẩn từ trước do sự suy yếu của cơ thể.