Châm cứu đau vùng thượng vị

2013-08-16 03:43 PM

Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Viêm dạ dày cấp tính và mạn tính, sa dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, rối loạn thần kinh chức năng dạ dày, đều có thể gây đau ở vùng thượng vị.

Viêm dạ dày cấp tính thường do ăn thức ăn có tính kích thích mạnh hoặc bị ô nhiễm. Triệu chứng thường đột ngột, khởi đầu bằng nôn, mửa, đau bụng và ỉa chảy, kèm theo nhức đầu, ớn lạnh và sốt. Viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày hay tá tràng chủ yếu hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Triệu chứng thể hiện đau bụng trên, chán ăn và ợ chua, nóng bụng, đầy bụng…Trong loét dạ dày, cơn đau thường xảy ra từ 30 phút đến một giờ sau bữa ăn, kéo dài 1 - 2 giờ. Trong loét tá tràng, cơn đau xuất hiện từ 2 đến 4 giờ sau khi ăn, có thể giảm đau khi ăn vào. Nếu ấn vào giữa bụng hay bên trái bụng trên mà thấy đau thì có thể nghĩ tới loét dạ dày; nếu đau nhiều về bên phải, có thể là loét tá tràng. Những dấu hiệu khác là đau khi ấn cả hai bên dọc theo các mỏm gai sống từ D8 đến D12, chiếu, chụp X.quang khi cho uống barýt, có thể nhìn thấy ổ loét ở thành dạ dày hay tá tràng. Thường có triệu chứg ỉa phân đen.

Sa dạ dày là một thể sa nội tạng. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này đều có thể tạng gầy yếu. Đặc điểm lâm sàng là căng chướng bụng trên, có thể có nôn, mửa, ợ, ăn kém mặc dầu bệnh nhân đói bụng. Sờ nắn, thấy bờ dưới dạ dày ở vùng rốn, và nghe thấy tiếng nước chuyển óc ách. Mức độ sa dạ dày được xác định khi chiếu chụp X.quang có barýt.

Rối loạn thần kinh chức năng dạ dày chủ yếu do yếu tố tinh thần. Tổn thương có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài hay từng đợt. Triệu chứng bao gồm tức ngực, ợ hơi, đau bụng, ỉa chảy, sôi bụng, nôn ra khi ăn, kèm theo triệu chứng suy nhược thần kinh. Chiếu chụp X.quang thường không thấy dấu hiệu khác thường.

Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.

Chỉ định huyệt: Vị du, Trung du, Nội quan, Công tôn: A thị huyệt ở lưng trong bệnh cấp tính.

Huyệt theo triệu chứng:

Rối loạn thần kinh chức năng dạ dày: Can du, Thái xung.

Khó tiêu: Túc tam lý, Nội đình.

Sa dạ dày: cứu Vị Thương (kỳ huyệt), Khí hải.

Ghi chú: Đau vùng thượng vị có thể xảy ra trong một số chứng bệnh khác như giai đoạn đầu của viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy và các bệnh thuộc tim phổi. Bởi vậy, cần chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn những chứng bệnh khác.

Tiến hành điều trị hàng ngày; lưu kim 15 - 20 phút.

Bài viết cùng chuyên mục

Châm cứu cứng cổ gáy

Điều trị: Chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Đởm và kinh Tiểu trường, phối hợp huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải hoặc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp bầu giác.

Châm cứu hen phế quản

Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.

Châm cứu động kinh

Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.

Châm cứu đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một bệnh rất dai dẳng, thường tái diễn. Nếu cần, phối hợp điều trị nội khoa để làm dịu bệnh tạm thời. Khuyên bệnh nhân nên kiên trì điều trị châm cứu.

Châm cứu bệnh trĩ

Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.

Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu

Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay.

Châm cứu viêm nhiễm trong khung chậu

Khám thấy: đau khi chạm vào cổ tử cung, đau nhức thân tử cung, đau bụng dưới thể hiện rõ những cơn đau trội lên.

Châm cứu bong gân chi dưới

Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.

Châm cứu nhức đầu

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.

Châm cứu đau thần kinh liên sườn

Đau thường chạy dọc theo khoảng sườn, đau tăng khi ho hoặc thở sâu, dấu hiệu đặc trưng là có lúc đau nhói như kim châm hoặc có cảm giác như điện giật. Trường hợp nặng, đau toả lan tới vùng lưng.

Châm cứu nôn do thai nghén

Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.

Châm cứu viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.

Châm cứu sốt rét

Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.

Châm cứu sa trực tràng

Là hiện tượng sa niêm mạc hậu môn, hoặc sa một phần trực tràng ra bên ngoài hậu môn. Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng chỉ xảy ra sau mỗi lần đi ngoài; trường hợp nặng.

Kinh cân và cách vận dụng châm cứu

Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.

Châm cứu viêm phế quản

Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.

Châm cứu tăng huyết áp

Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.

Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)

Trụy tim mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát.

Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)

Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.

Châm cứu viêm gan truyền nhiễm

Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu

Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.

Châm cứu đau khuỷu tay

Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.

Châm cứu bệnh tim mạch

Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.

Châm cứu viêm quầng

Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.