- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây thuốc giấu
Cây thuốc giấu
Còn gọi là hồng tước san hô, dương san hô.
Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. (Pedilơnthus tithymaloides (L.), Poit).
Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Mô tả cây
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh. Lá mọc so le, hình trứng, đầu lá nhọn, phía cuống tròn, gần như không cuống hay có cuống rất ngắn, dài 7-10cm, rộng 4-6cm. Gân lá không rõ, vì lá trông mẫm. Hoa màu đỏ tươi, rât ít khi thấy ra hoa.
Toàn cây và lá, bấm chỗ nào cũng có nhựa mủ trắng.
Phân bố
Được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để dùng làm thuốc và làm cảnh.
Thành phần hóa học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Một vị thuốc rất phổ biến trong nhân dân. Mỗi khi bị thương hay đứt tay, chân, thường người ta hái lá cây này gia nhỏ đắp lên vết thương. Dùng cây tươi.
Bài xem nhiều nhất
Cây đơn buốt
Kim ngân
Cây thồm lồm
Con rết
Cây mặt quỷ
Cây ké đầu ngựa
Cây máu chó
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Cây đơn răng cưa
Lá móng
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.