Bồ công anh
Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên bồ công anh được dùng để chỉ ít nhất 3 cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn:
Cây bồ còng anh Việt Nam Lactuca indica L. họ Cúc (Asteraceae). Chữ “Việt Nam” là chúng tôi mới thêm để trấnh nhầm lẫn. Cây này được dùng phổ biến, nhất là tại phía Bắc và phía bắc Trung Bộ.
Cây bồ công anh Trung Quốc Taraxacum officinale Wigg. cũng họ Cúc (Asteraceae). Chữ “Trung Quốc” chúng tôi cũng mới thêm vào để chỉ rõ rằng tên bồ công anh ghi trong các sách Trung Quốc là cây này. Cây này có mọc hoang và được trồng ở một vài nơi trong nước ta, nhất là tại các miên núi cao như Tam Đảo, Sapa. Tuy nhiên ta hầu như không dùng loại này.
Cây Chỉ thiên Elephantopus scaber L. cũng thuộc họ Cúc (.Asteraceae). Cây này được một số anh em miền Nam nước ta dùng với tên bồ công anh. Điều đáng chú ý là tại một vài nơi ở miền nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Táy) người ta cũng gọi cây chỉ thiên này là bồ công anh và dùng như cây bồ công anh Trung Quốc.
Bồ công anh Việt Nam
Còn gọi là bồ công anh, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày.
Tên khoa học Lactuca indica L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Mô tả cây
Bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh là một cây nhỏ, cao 0,60m đến 1m, có thể cao tới 3m. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng; lá phía dưới dài 30cm, rộng 5-6cm, gần như không cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to thô, lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Bấm lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đấng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có loại tím.
Có người gọi cây hoa vàng là hoàng hoa địa dinh và loại hoa tím là tủ hoa địa đinh (tử là màu tím). Cả hai loại đều được dùng làm thuốc.
Phân bố, thu hái và chế biến
Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta; ít thấy trồng. Việc trồng rất dễ dàng bằng hạt. Mùa trồng vào các tháng 3-4 hoặc 9- 10. Có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng có thể bắt đầu thu hoạch.
Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Một số người hái cả cây, cả rể cắt nhỏ phơi khô để dùng.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu về cây Lactuca indica L. của Việt Nam. Theo những tài liệu nước ngoài, tại một số nước người ta có sử dụng và nghiên cứu một số loài Lactuca khác như Lactuca virosa, Lactuca sativa L. (rau diếp) thấy trong có lactuxerin là một ête axetìc của hai thứ rượu nhị no lactuxerola và lactuxerola 3 ngoài ra còn 3 chất đắng có tên axít lacturic, lactucopicrin và lactuxin. Lactucopìcrin là este p. hydroxy phenylaxetic của lactuxin.
Tác dụng dược lý
Theo sự nghiên cứu của nước ngoài, những loại Lactuca nói trên không có độc, có tính chất gây ngủ nhẹ. Nhưng tại những nước này người ta không dùng lá như ở Việt Nam, mà dùng chất nhựa mủ phơi khô đen lại như nhựa thuốc phiện để dùng làm thuốc chữa ho trẻ con và dùng chữa cho trẻ con mất ngủ.
Cây Lactuca indica L. của ta chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Bồ công anh Việt Nam là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu.
Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Liều dùng hàng ngày: 20 đến 40g lá tươi hoặc 10 dến 15g lá khô hay cành và lá khô. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Còn dùng giã nát đắp ngoài, không kể liều lượng.
Đơn thuốc trong nhân dân có vị bồ công anh
Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Hái 20 đến 40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ (kinh nghiệm dân gian).
Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 đến 15g; nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút). Uống liên tục trong 5 ngày, có thé kéo dài hơn.
Đơn thuốc chữa đau dạ dày: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. Thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào mà uống (chia 3 lần uống trong ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
Bồ công anh Trung Quốc
Còn gọi là hoàng hoa dịa đính, nãi chấp thảo. Tên khoa học Taraxacum officinaie Wigg. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây này ít thấy dùng ở Việt Nam. Nhưng lại rất phổ biến và được dùng tại các nước.
Ở Trung Quốc, dùng với tên bồ công anh hoặc là toàn cây cả rễ, hoặc là rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô của nhiều loài bồ công anh như Taraxacum mongolìcum Hand-Mazz., Tarax- acum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et H. Koidz. hoặc một số loài khác giống, cùng họ.
Tại các nước Châu Âu, người ta dùng rễ Ra-di X Taraxaci hay Taraxacum hoặc lá tươi hay khô của cây Pitsãngli (Pissenlit)-TứrứXứrum offcinale Wigg. hay Taraxacum densỉeonis Desf. cùng họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây
Bồ công anh Trung Quốc
Cỏ sống dai, có rễ trụ. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cất thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn, mềm trông giống như hàm răng sư tử do đó có tên dens leonis (có nghĩa là răng con sứ tử), từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu. Căn cứ vào màu sấc hoa, dáng lá, hình quả người ta chia ra nhiểu loại khác nhau.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này mọc hoang tại những vùng núi cao ở nước ta như Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt không rõ mọc tự nhiên hay do Pháp trước kia đưa giống vào trồng để lấy lá ăn làm rau xà lách rồi còn sót giống lại. Tại Hà Nội trước đây cũng thấy có trồng và lấy lá bán cho người Pháp, nhưng từ Cách mạng tháng tám 1945 hầu như không thấy trồng. Gần đây chúng tôi lấy giống ở Tam Đảo và Sapa về trồng lại nhưng chưa phổ biến. Cây mọc ở đồng bằng cung như miền núi rất tốt, có ra hoa kết quả.
Được trồng tại Châu Âu (làm thuốc và lấy lá làm rau ăn) tại Trung Quốc mọc hoang, không ai trồng, chỉ dùng với tính chất tự cung tự cấp.
Riêng Pháp hằng năm tiêu thụ và xuất hàng chục tấn rể khô, lá cũng được dùng nấu cao có vị đấng dung làm thuốc. Mặc dầu Pháp xuất bổ công anh nhưng nãm 1921 còn nhập 7 tấn lá và 6 tấn rẽ của nước ngoài.
Rẽ hái vào giữa mùa hè là thời kỳ có nhiều vị đắng nhất, người ta cho tác dụng của rễ và cây là ở chất đắng này. Nếu hái vào thu đông, vị đắng kém và rễ chứa nhiêu inulin ít tác dụng.
Rễ hái vể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Có thể hái toàn cây cả rể phơi khô mà dùng.
Thành phần hóa học
Theo VVehmer (1931, Die pflanzen stữffe Bd. II) trong toàn cây bồ công anh Taraxacum officìnaIe Wigg. có chứa inozitola, 0,5% asparagin, đường khử, chất nhựa, chất đắng, saponozit, men tyrosinaza. Trong hoa có xanthophyl, trong rễ có inulin (tới 40% đối với rễ khô), saccaroza, glucoza, chất đắng có tinh thể gọi là taraxaxin C40H4QO5, inozitola, lactat canxi, một ít tinh dẩu, chất nhựa, một chất đắng chưa xác định, có thể là hỗn hợp taraxaxin và taraxaxerin. Trong nhũ dịch có chất đắng taraxerola, inozitola, taraxaxterola, chất prôtit và cao su, đường khử.
Trong lá có luteolin 7 glucozit và apigenin 7 glucozit hay cosmoziozit. Ngoài ra rất nhiều vitamin B và C.
Công dụng và liều dùng
Các nước Châu Âu dùng rễ bồ công anh làm vị thuốc bổ đắng, tẩy máu, lọc máu; lá ăn như rau xà lách và làm thuốc cùng một công dụng như rễ.
Sách Trung Quốc cổ coi bổ công anh có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào hai kinh tỳ và vị có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu tiện dùng trong các bệnh sưng vu, mụn nhọt, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
Nên chú ý nghiên cứu sử dụng những loài này hầu như chưa được dùng ở nước ta.
Chỉ thiên
Chiều cao 0,2 - 0,4 m. Mọc sát đất. Hoa mẩu tím nhạt hình hoa thị.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây máu chó
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây huyết kiệt
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Cây bèo tây
Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.
Cây lân tơ uyn
Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Cây mặt quỷ
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây táo rừng
Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Dây đòn gánh
Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.