Bệnh học chấn thương khí quản

2012-11-08 01:43 PM

Nội soi là cần thiết để xác định được vị trí và tính chất tổn thương nhưng cần hết sức thận trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm và gây khó thở nặng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thường rất nguy kịch do tình trạng thiếu oxy, kèm theo có thể có tràn khí, tràn máu trong lồng ngực, dễ gây nên các tai biến trầm trọng.

Nguyên nhân

Vùng cổ: thường gặp trong chấn thương hở vùng cổ nhưng cũng có thể gặp trong chấn thương kín do bị đập, xiết cổ quá mạnh.

Vùng ngực: ngoài chấn thương hở, còn gặp chấn thương do xương ức ép mạnh vào cột sống hoặc do cú dội ngược.

Lâm sàng

Tràn khí là dấu hiệu cần được phát hiện ngay khi có chấn thương. Tràn khí có thể rõ, lan tỏa nhanh nhưng cũng có thể ít, kín đáo, có khi chỉ xuất hiện khi gây mê bóp bóng.

Tràn khí có thể dưới da, sờ thấy lép bép, nếu rõ gây biến dạng vùng cổ, cằm, mặt, ngực.

Tràn khí màng phổi trong rách khí quản ngực có thể chỉ thấy bóng khí ở trung thất, quanh tim, đỉnh phổi và có thể làm xẹp một phần hoặc cả một thuỳ phổi.

Khó thở: có khó thở cả 2 thì, rõ hơn ở thì thở ra nếu chấn thương vùng ngực hoặc thì thở vào nếu có kèm theo chấn thương thanh quản. Khó thở có thể ở mức độ nhẹ đến trung bình hay nặng và ngày càng tăng dần.

Ho: đau tăng khi ho, ho thành cơn, có thể ho sặc, khó thở tím tái rõ rệt.

X - quang: cho thấy được hình ảnh tràn khí vùng cổ hay ngực, mức độ tràn khí, nhưng thường khó xác định được vùng chấn thương. C.T.Scan có thể cho thấy được hình ảnh tổn thương đầy đủ hơn.

Nội soi: là cần thiết để xác định được vị trí và tính chất tổn thương nhưng cần hết sức thận trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm và gây khó thở nặng.

Xử trí

Cấp cứu

Khi có thủng, rách, vỡ sụn khí quản hoặc khi có tình trạng khó thở, đe dọa chảy máu vào đường thở, có tràn khí rõ.

Cần phải:

Mở khí quản cấp cứu, nếu cho phép nên mở khí quản thấp, xa vết thương để duy trì sự thông thoáng của ống thở.

Chống sốc, chống chảy máu.

Nội khoa

Nằm đầu cao, hạn chế thay đổi tư thế đầu.

Corticoid sớm để giảm phù nề, tranh sẹo dính.

Kháng sinh.

Giảm xuất tiết đường hô hấp để phòng tránh viêm đường hô hấp dưới.

Tiêm SAT (chống uốn ván).

Ngoại khoa

Tuỳ theo tình trạng vết thương, đảm bảo nguyên tắc:

Khâu kín vết thủng hoặc rách vỡ.

Tiết kiệm trong cắt bỏ các phần bị rách, vỡ.

Khâu từng lớp theo đúng vị trí giải phẫu và nút buộc luôn ở mặt ngoài.

Lấp cố định bằng cân , cơ, niêm mạc và nếu thiếu có thể di chuyên lấy từ nơi khác tới.

Đặt ống nong đỡ với các loại ống Aboulker hay Montgomery và để lâu dài.

Nếu đứt rời hay dập nát vòng sụn thì cắt bỏ và thực hiện khâu nối khí quản tận-tận.

Cố định cử động cổ ít nhất 1 tuần.

Theo dõi

Sau khi rút ống thở cần theo dõi định kỳ trong vài tháng tiếp theo để phát hiện sớm các hiện tượng sùi, sẹo, chít hẹp.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học viêm mũi quá phát

Biến chứng sau phẫu thuật hoặc đốt thường là chảy máu và dính. Dính xảy ra thường do tổn thương ở 2 phía niêm mạc đối diện nhau (cuốn mũi và vách ngăn).

Bệnh học viêm mũi mạn tính xuất tiết

Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.

Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)

Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.

Bệnh học viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng nh­ư ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đ­ường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới.

Bệnh học chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản cũng thường gặp trong chấn thương tai mũi họng và đầu cổ. Một số đặc điểm cần lưu ý trong chẩn đoán và xử trí để tránh các di chứng chức năng ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt.

Bệnh học viêm họng cấp tính

Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.

Bệnh học viêm amidan

Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.

Bệnh học ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.

Bệnh học viêm mũi vận mạch

Soi mũi sau: thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy.

Bệnh học Polyp mũi

Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.

Giải phẫu và sinh lý mũi xoang

Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.

Bệnh học u xơ vòm mũi họng

U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.

Phương pháp khám tai

Dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như: hang chũm, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai để tìm điểm đau. Chú ý hiện tượng nhăn mặt khi ta ấn vào tai bệnh.

Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)

Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.

Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng

Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.

Bệnh học hội chứng tiền đình và điếc (bệnh học tai trong)

Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng nh¬ư u dây thần kinh VIII.

Bệnh học viêm thanh quản cấp tính

Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.

Bệnh học ung thư vòm họng

Mặt trên là bờ dưới của thân xương bướm và mảnh nền của xương chẩm. Ở mặt này tổ chức bạch huyết tập trung thành đám gọi là amiđan Luschka.

Bệnh học viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

Bệnh học tai ngoài

Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Bệnh học biến chứng viêm tai xương chũm

Vi khuẩn gây bệnh thường cùng loại với vi khuẩn gây viêm tai. Nhưng trong viêm tai xương chũm mạn tính nhiều khi có vi khuẩn bội nhiễm thêm vào.

Bệnh học viêm VA

Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.

Bệnh học ung thư các xoang mặt

Nhiều tác giả và các y văn trên thế giới đều dựa trên cơ sở giải phẫu, phôi thai học chia làm 3 loại: ung thư thượng tầng cấu trúc, ung thư¬ trung tầng cấu trúc, ung thư hạ tầng cấu trúc.

Bệnh học viêm tai giữa mạn tính

Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.

Bệnh học ung thư Amidan khẩu cái

Thường do bội nhiễm nên mầu sắc thương tổn u mầu xám bẩn hoặc hoại tử, có trường hợp bệnh nhân bị khít hàm nên gây khó khăn cho việc khám vùng họng, amiđan.