Bệnh học viêm họng mạn tính

2012-11-08 01:23 PM

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

Viêm họng mạn tính thể hiện dưới 3 hình thức: xuất tiết, quá phát và teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú.

Nguyên nhân

Ngạt tắc mũi do nhiều nguyên nhân trong đó có: dị hình vách ngăn, polyp mũi... phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là về mùa lạnh.

Viêm mũi, xoang nhất là viêm xoang sau: nhầy mủ luôn chảy xuống thành sau họng.

Các chất kích thích như: khói thuốc lá, rượu bia, bụi, sợi bông, hoá chất...

Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường...

Triệu chứng

Cơ năng

Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.

Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.

Nuốt hơi nghẹn.

Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.

Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

Thực thể

Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:

Viêm họng mạn tính xuất tiết.

Niêm mạc họng đỏ, ướt, có chất xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.

Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ. 

Viêm họng mạn tính quá phát.  

Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn).

Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dầy thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt

Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy, eo họng bị hẹp.

Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).

Mép sau của thanh quản bị dầy (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều).

Viêm họng mạn tính teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo.

Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.

Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.

Eo họng rộng ra.

Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho luôn).

Tiến triển và biến chứng

Viêm họng mạn tính khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.

Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính... hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan... 

Gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân

Giải quyết các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amiđan.

Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hoá cuốn mũi dưới...

Loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu...

Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

Điều trị tại chỗ

Giai đoạn xuất tiết

Súc họng bằng dung dịch kiềm như: BBM, nước muối nhạt...

Bôi và chấm họng bằng Glyxerin bôrat 3%.

Khí dung họng: kháng sinh và corticoid.

Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch Bôrat natri 1% cho  hết vẩy, bôi họng và khí dung.

Giai đoạn quá phát: đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser CO­2.

Giai đoạn teo

Bôi Glyxêrin iôt 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%.

Phòng bệnh

Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.

Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối.

Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D,  uống nươc suối, nước khoáng.

Viêm amiđan

(xem bài viêm amiđan mạn).

Bài viết cùng chuyên mục

Đại cương điều trị bệnh tai mũi họng

Mũi có chức năng hô hấp, phát âm và ngửi. Không khí được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vào phổi. Màng biểu mô mũi có chức năng lọc và thanh toán các dị vật có đường kính lớn trên 15mm.

Bệnh học viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp, nhiều nhất ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.

Bệnh học biến chứng của viêm xoang

Viêm mô tế bào ở mắt cấp tính: phù nề mi mắt và kết mạc, có khi khó đánh giá về vận nhãn, lồi mắt. Khó khăn cơ bản là là phân biệt viêm mô tế bào đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa với mủ trong hốc mắt.

Bệnh học viêm xương chũm mạn tính

Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm là đợt viêm cấp tính với các biểu hiện giống như viêm xương chũm cấp tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh học viêm tai giữa mạn tính

Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn (yếm khí) vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.

Bệnh học chấn thương họng

Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.

Bệnh học viêm VA

Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.

Phương pháp khám mũi xoang

Để biết rõ về bệnh: phải xác định được thời gian khởi phát, diễn biến và hiện trạng của bệnh, đã điều trị thuốc gì? ngoài ra cần hỏi tình trạng nghề nghiệp và gia đình để thấy được các nguyên nhân, liên quan gây bệnh.

Bệnh học viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.

Bệnh học ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.

Bệnh học dị vật đường ăn

Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh học ung thư hạ họng

Ung th­ư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung th­ư thanh quản nh­ưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu t­ương đối kín đáo, phần lớn ng­ười bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.

Bệnh học u nang răng

U ăn lấn vào trong xoang hàm có thể làm xoang hàm bị doãng rộng về mọi phía, đặc biệt thấy hình ảnh một răng hoàn chỉnh hoặc sơ lược bám vào một thành xương của u nang.

Bệnh học viêm mũi do thuốc

Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động cả tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng tới các tế bào lông chuyển (bi thoái hoá mạnh, không có tế bào thay thế).

Bệnh học u lành tính thanh quản (polip, hạt xơ, u nhú)

Polyp có cuống ở bờ tự do hoặc mặt dây thanh, khi bệnh nhân thở, thanh môn mở ra polyp có thể thõng xuống phía dưới dây thanh, khi khám khó phát hiện.

Bệnh học khó thở thanh quản

Khó thở thanh quản là một hội chứng rất hay gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc biệt ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong vì thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp.

Bệnh học dị vật đường thở

Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.

Bệnh học viêm mũi teo (trĩ mũi)

Mũi teo: khi lấy hết vẩy, thấy hốc mũi rộng, các cuốn mũi, kể cả cuốn mũi dưới đều bị teo đi, niêm mạc mũi nhợt, khô. Yếu tố cơ giới: do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn mũi dưới gây ra.

Bệnh học u nhầy xoang mặt

Với đặc tính u lành tính nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng hoặc có màu vàng chanh, dịch nhầy chứa mucin.

Bệnh học viêm tấy quanh amiđan

Viêm tấy mủ quanh amiđan có thể tự vỡ, chảy mủ vào họng và để lại sẹo cứng, rúm. Mủ cũng có thể qua thành họng vào khoang trước trâm hay dưới hàm gây viêm tấy mủ quanh họng.

Bệnh học ung thư các xoang mặt

Nhiều tác giả và các y văn trên thế giới đều dựa trên cơ sở giải phẫu, phôi thai học chia làm 3 loại: ung thư thượng tầng cấu trúc, ung thư¬ trung tầng cấu trúc, ung thư hạ tầng cấu trúc.

Bệnh học viêm mũi mạn tính xuất tiết

Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.

Bệnh học viêm xoang mạn tính

Niêm mạc ngách mũi giữa phù nề, có khi thoái hoá thành polyp. Xuất hiện gờ Kauffman, do phì đại niêm mạc ở ngách mũi giữa thành một đường gờ dài, trông như một cuốn mũi thứ hai.

Bệnh học tai ngoài

Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Bài giảng thủ thuật tai mũi họng

Khí dung dùng trong tai mũi họng khác với khí dung dùng ở nội khoa. Khí dung trong tai mũi họng là những hạt vi thể cỡ trên 5 microm và lưu lượng lớn.