- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng tai mũi họng
- Bệnh học dị vật đường ăn
Bệnh học dị vật đường ăn
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Dị vật đường ăn nhất là dị vật thực quản là một cấp cứu có tính phổ biến, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao. Thường nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn...). Xương động vật ngày thứ hai trở đi đã có thể gây áp xe trung thất, xương nhọn có thể xuyên thủng động mạch lớn, đều là biến chứng nguy hiểm.
Sau khi bị hóc xương người bệnh thấy nuốt đau và khó, không ăn uống được. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong số 186 cas dị vật đường ăn có 17 cas áp xe trung thất có tỷ lệ tử vong là 50%. Dị vật đường ăn gây ra áp xe cạnh cổ, áp xe trung thất do thủng thực quản thậm chí gây ra thủng động mạch chủ gây ra tử vong. Dị vật thực quản hay gặp nhất trong các dịp tết, hội hè, người lớn bị nhiều hơn trẻ em nguyên nhân do bất cẩn trong ăn uống.
Giải phẫu thực quản
Thực quản (oesophagus) là một ống cơ niêm mạc, tiếp theo hầu ở cổ xuống đoạn ngực, chui qua lỗ thực quản của cơ hoành và nối với dạ dày ở tâm vị.
Những đoạn hẹp tự nhiên của thực quản.
Trên thực tế nếu nuốt phải các vật lạ thì thường mắc lại ở các đoạn hẹp.
Có 5 đoạn hẹp:
Miệng thực quản: cách cung răng trên (15-16 cm).
Quai động mạch chủ: cách cung răng trên (23-24 cm).
Phế quản gốc trái: cách cung răng trên (26-27 cm).
Cơ hoành: cách cung răng trên (35-36 cm).
Tâm vị: cách cung răng trên (40 cm).
Nguyên nhân
Do tập quán ăn uống: ăn các món ăn đều được chặt thành miếng thịt lẫn xương sẽ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với người già.
Do thực quản co bóp bất thường: có những khối u bất thường trong hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp. Ví dụ: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc co thắt thực quản.
Do các đoạn hẹp tự nhiên của thực quản: thực quản có 5 đoạn hẹp tự nhiên, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở vùng cổ 74%, đoạn ngực là: 22%, còn đoạn dưới ngực là: 4%.
Triệu chứng
Giai đoạn đầu
Sau khi mắc dị vật, bệnh nhân hay có cảm giác vướng do dị vật, nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải bỏ dở bữa ăn và đau ngày càng tăng.
Nếu dị vật ở đoạn ngực, bệnh nhân sẽ đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai.
Giai đoạn viêm nhiễm
Dị vật gây ra xây xát niêm mạc thực quản hoặc thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng nhanh. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần đến nỗi nước bệnh nhân cũng không nuốt được, ứ đọng nước bọt, đờm rãi, hơi thở hôi.
Khám: mất tiếng lọc cọc thanh quản, cột sống. Nếu có áp xe dưới niêm mạc, mủ sẽ tự vỡ, trôi xuống thực quản và dạ dày rồi giảm dần. Nhưng thường gây ra viêm thành thực quản, triệu chứng nặng dần và gây ra biến chứng nặng.
Giai đoạn biến chứng
Dị vật là chất hữu cơ do đó dễ gây bội nhiễm.
Viêm tấy quanh thực quản cổ
Dị vật chọc thủng thành thực quản cổ gây viêm nhiễm thành thực quản gây viêm nhiễm thành thực quản lan tỏa, viêm mô liên kết lỏng lẻo xung quanh thực quản cổ.
Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ rệt, toàn thân suy sụp, đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước rãi, hơi thở hôi, quay cổ khó khăn, một bên cổ sưng lên, máng cảnh đầy, ấn bệnh nhân rất đau có thể tràn khí dưới da.
X- quang tư thế cổ nghiêng: thấy cột sống cổ mất chiều cong sinh lý bình thường, chiều dày của thực quản dày lên rõ rệt, có hình túi mủ, có hình mức nước, mức hơi.
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời viêm nhiễm và ổ mủ sẽ lan xuống trung thất, phổi làm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và chết trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Bệnh không tự khỏi được.
Viêm trung thất
Do áp xe viêm tấy từ cổ xuống.
Do do dị vật chọc thủng thành thực quản ngực gây viêm trung thất.
Có thể viêm trung thất lan toả toàn bộ trung thất hay viêm khu trú một phần trung thất (trung thất trước hoặc trung thất sau).
Bệnh cảnh chung trong tình cảnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Bệnh nhân sốt cao hoặc nhiệt độ lại tụt xuống thấp hơn bình thường, có kèm theo đau ngực, khó thở, mạch nhanh và yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ và ngực, gõ ngực có tiếng có tiếng trong. Nước tiểu ít và màu đỏ, trong nước tiểu có albumin, công thức máu: bạch cầu cao. Chụp phim thấy trung thất giãn rộng, có hơi ở trung thất. Thường là bệnh nhân ở trong tình trạng rất nặng.
Biến chứng phổi
Dị vật có thể đâm xuyên qua thành thực quản, thủng màng phổi gây viêm phế mạc mủ. Bệnh nhân có sốt, đau ngực, khó thở và cỏ đủ các triệu chứng của tràn dịch màng phổi.
Chụp phim thấy có nước trong phế mạc, chọc dò thì có mủ. Một vài dị vật đặc biệt chọc qua thực quản vào khí quản hoặc phế quản gây rò thực quản-khí quản hoặc phế quản. Bệnh nhân mỗi lần nuốt nước hoặc thức ăn thì lại ho ra. Chụp thực quản có uống thuốc cản quang, chúng ta thấy thuốc cản quang đi sang cả khí-phế quản.
Thủng các mạch máu lớn
Dị vật nhọn, sắc đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn hoặc quá trình viêm hoại tử dẫn đến làm vỡ các mạch máu lớn như: động mạch cảnh trong, thân động mạch cánh tay đầu, quai động mạch chủ. Tai biến này thường xuất hiện sau khi hóc 4-5 ngày hoặc lâu hơn, hoặc xuất hiện ngay sau khi hóc. Dấu hiệu báo trước là khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi hoặc đột nhiên có cháy máu khủng khiếp: bệnh nhân ộc máu ra, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi đằng mồm, sặc vào khí phế quản. Nếu dự đoán trước, cấp cứu kịp thới, hồi sức tốt thì may ra có thể cứu được. Nếu đột ngột mà không dự đoán thì bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh, rất may là biến chứng này ít gặp.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào tiền sử có hóc, các triệu chứng cơ năng và thực thể.
Chụp X- quang: tư thế cổ nghiêng có thể thấy dị vật, thấy thực quản bị viêm dày hoặc có ổ áp xe.
Nội soi là phương pháp điều trị và để chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán phân biệt
Loạn cảm họng (hay gọi là hóc xương giả): bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt đau, có khi bệnh nhân khai với thầy thuốc bệnh cảnh của hóc xương thực sự, nhưng vẫn ăn uống được, không có tình trạng viêm nhiễm.
Cũng có thể gặp triệu chứng này trong ung thư hạ họng-thanh quản, ung thư thực quản giai đoạn sớm.
Khám, chụp X-quang, nội soi không thấy dị vật.
Điều trị
Giai đoạn sớm
Soi gắp dị vật là biện pháp tốt nhất. Trước khi soi cần khám kỹ toàn thân bệnh nhân, hồi sức tốt, tiền mê và giảm đau chu đáo.
Viêm tấy quanh thực quản, áp xe thực quản cổ
Thì phải mở cạnh cổ, dẫn lưu mủ ra ngoài, nếu dị vật lấy dễ thì lấy ngay. Nếu chưa thấy ở hố mổ, ta phải soi trực tiếp bằng đường tự nhiên để lấy dị vật sau.
Áp xe trung thất
Mở trung thất dẫn lưu mủ. Cho ăn qua sonde.
Viêm phế mạc mủ
Chọc phế mạc hút mủ, bơm dung dịch kháng sinh.
Phòng bệnh
Cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là dị vật thực quản thực sự là một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử vong cao cần được khám và điều trị kịp thời.
Cần cải tiến tập quán ăn uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Bài giảng thủ thuật tai mũi họng
Khí dung dùng trong tai mũi họng khác với khí dung dùng ở nội khoa. Khí dung trong tai mũi họng là những hạt vi thể cỡ trên 5 microm và lưu lượng lớn.
Liên quan về bệnh lý tai mũi họng với các chuyên khoa
Về phương diện đời sống, người ta có thể chết về bệnh tai cũng như chết về bệnh tim mạch, bệnh phổi, ví dụ trong viêm tai có biến chứng não. Đặc biệt trong các bệnh ung thư.
Bệnh học viêm mũi cấp tính
Nguyên nhân viêm mũi cấp tính còn có thể là yếu tố trong sản xuất, tác động của bụi, khói, than bụi kim loại trong không khí, các loại hơi axit và một số hoá chất khác.
Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trư¬ớc thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Bệnh học viêm mũi mạn tính xuất tiết
Viêm mũi mạn tính xuất tiết đặc trưng bởi xung huyết lan toả và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi (đôi khi nề tím). Triệu chứng gần giống như trong viêm mũi cấp tính.
Bệnh học viêm họng cấp tính
Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú: viêm tấy xung quanh amiđan, viêm amiđan cấp tính, viêm V.A cấp tính hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng bựa trắng thông thường.
Bệnh học viêm xương chũm mạn tính
Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm là đợt viêm cấp tính với các biểu hiện giống như viêm xương chũm cấp tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh học viêm xoang cấp tính
Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên, mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm.
Bệnh học u xơ vòm mũi họng
U xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt tất cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi.
Bệnh học chấn thương họng
Chấn thương họng thường gặp ở trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị ngã đâm vào họng và các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp). Ngoài ra còn do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.
Bệnh học ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam, nếu trong phạm vi vùng tai mũi họng thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng.
Bệnh học u nhú thanh quản (Papillome)
Ở trẻ em: soi thanh quản trực tiếp thấy u sùi thành khối giống như quả dâu màu hồng hoặc sẫm, mọc rải rác trên dây thanh, băng thanh thất, thanh thiệt, sụn phễu.
Bệnh học chấn thương mũi xoang
Vết thương hở: phải rửa sạch, cắt lọc, khâu đúng lớp giải phẫu, đặt bấc cố định. Sau đó mới xử trí các tổn thương xương nếu có như chấn thương kín.
Bệnh học dị vật đường thở
Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.
Bệnh học ung thư các xoang mặt
Nhiều tác giả và các y văn trên thế giới đều dựa trên cơ sở giải phẫu, phôi thai học chia làm 3 loại: ung thư thượng tầng cấu trúc, ung thư¬ trung tầng cấu trúc, ung thư hạ tầng cấu trúc.
Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành một khe mũi hay là ngách mũi. Tên của ngách mũi đưược gọi theo tên của cuốn mũi tương ứng là: ngách mũi trên, ngách mũi giữa và ngách mũi dưưới.
Bệnh học tai ngoài
Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Bệnh học viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số Thế giới.
Bệnh học viêm amidan
Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan, mấy giờ sau biến thành đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho.
Bệnh học Polyp mũi
Polyp phát triển chậm, do ngày càng to ra, choán dần hốc mũi nên gây triệu chứng chính là ngạt mũi. Ngạt mũi ngày càng tăng dần đưa tới tắc mũi.
Bệnh học ung thư hạ họng
Ung thư hạ họng ở Việt Nam hay gặp hơn ung thư thanh quản nhưng kết quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.
Bệnh học viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát.
Phương pháp khám họng thanh quản
Khám họng không có dụng cụ: bảo bệnh nhân há miệng, thè lưỡi và kêu ê ê..., lưỡi gà sẽ kéo lên và amiđan sẽ xuất hiện trong tư thế bình thường.
Bệnh học viêm tấy quanh amiđan
Viêm tấy mủ quanh amiđan có thể tự vỡ, chảy mủ vào họng và để lại sẹo cứng, rúm. Mủ cũng có thể qua thành họng vào khoang trước trâm hay dưới hàm gây viêm tấy mủ quanh họng.
Bệnh học viêm VA
Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: amiđan vòi và amiđan vòm họng.